Ngôi làng kì lạ thuộc địa phận Ethiopia (Châu Phi). Ở đây, giao thông và kinh tế đều kém phát triển. Hầu hết người dân vẫn giữ thói quen sinh hoạt của ông cha, gần như không có sự giao thoa văn hóa với bên ngoài.Điểm đặc biệt, người dân di chuyển bằng 4 chi. Ban đầu, nhiều người hoài nghi cách di chuyển này nhằm mục đích gây sự chú ý, lôi kéo khách du lịch tới khám phá. Vậy nhưng, vết chai sạn ở tay cùng thời gian dài quan sát, người ta tin rằng đây là cách di chuyển cố định của dân bản địa.Cách di chuyển của người dân “làng bò” kì lạ khiến các nhà khoa học khó hiểu. Quá trình tiến hóa, việc di chuyển 4 chi chuyển sang 2 chi giúp con người có sự thay đổi bước ngoặt. Bằng việc đứng thẳng, đôi tay được giải phóng hoàn toàn nên con người có thể tham gia nhiều hoạt động. Não bộ cũng được kích thích phát triển hơn nhiều.Bên cạnh đó, đứng thẳng còn khiến con người có khả năng bao quát, “nhìn xa trông rộng” để phát hiện nguy hiểm. Nhờ vậy, khả năng sinh tồn cũng cao hơn. Nguyên nhân nào khiến “làng bò” kì lạ đi ngược sự phát triển chung của loài người?Ban đầu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết tình trạng bắt nguồn từ đột biến gen và ảnh hưởng của chất phóng xạ song không thuyết phục.Sau đó, các nhà khoa học tin rằng hiện tượng di chuyển bằng 4 chi có thể bắt nguồn từ thực trạng hôn nhân cận huyết.Do địa hình tách biệt, giao thông không phát triển và phong tục chỉ gả con cho người trong làng lâu dần tạo nên các mối hôn nhân cận huyết. Hậu quả là những dị tật di truyền xuất hiện.Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện người dân nơi đây đều có triệu chứng lâm sàng của “mất điều hòa tiểu não” - hội chứng khiến cơ thể không có khả năng duy trì sự cân bằng cơ thể.Dù vậy, một điểm khiến giới nghiên cứu băn khoăn là ngay cả những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh cũng có tư thế di chuyển này.Ban đầu, cấu tạo xương của chúng không có nhiều khác biệt. Nhóm trẻ này vẫn có khả năng đi đứng bình thường. Khi lớn lên, chúng lại bắt chước tư thế di chuyển 4 chi của những người xung quanh. Lâu dần dẫn tới biến dạng xương và mất dần khả năng đi đứng. Rất có thể, môi trường sống cũng là nguyên nhân dẫn tới thói quen di chuyển bằng 4 chi.Hiện nguyên nhân chính xác vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Do không xác định được nguyên nhân cụ thể nên các bài tập vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả cao. Hầu hết người dân lại trở về tư thế ban đầu.Người dân nơi đây cũng cho biết, họ không cảm thấy bất tiện với tư thế di chuyển này. Thậm chí tốc độ của họ cũng tương đương với việc đi bộ bình thường. Nếu tăng tốc, họ cũng không thua kém với việc chạy bộ.Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng không nhất thiết phải can thiệp vào dáng đi của người dân. Tập quán bao đời của họ khó có thể thay đổi trong sớm chiều. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Ngôi làng kì lạ thuộc địa phận Ethiopia (Châu Phi). Ở đây, giao thông và kinh tế đều kém phát triển. Hầu hết người dân vẫn giữ thói quen sinh hoạt của ông cha, gần như không có sự giao thoa văn hóa với bên ngoài.
Điểm đặc biệt, người dân di chuyển bằng 4 chi. Ban đầu, nhiều người hoài nghi cách di chuyển này nhằm mục đích gây sự chú ý, lôi kéo khách du lịch tới khám phá. Vậy nhưng, vết chai sạn ở tay cùng thời gian dài quan sát, người ta tin rằng đây là cách di chuyển cố định của dân bản địa.
Cách di chuyển của người dân “làng bò” kì lạ khiến các nhà khoa học khó hiểu. Quá trình tiến hóa, việc di chuyển 4 chi chuyển sang 2 chi giúp con người có sự thay đổi bước ngoặt. Bằng việc đứng thẳng, đôi tay được giải phóng hoàn toàn nên con người có thể tham gia nhiều hoạt động. Não bộ cũng được kích thích phát triển hơn nhiều.
Bên cạnh đó, đứng thẳng còn khiến con người có khả năng bao quát, “nhìn xa trông rộng” để phát hiện nguy hiểm. Nhờ vậy, khả năng sinh tồn cũng cao hơn. Nguyên nhân nào khiến “làng bò” kì lạ đi ngược sự phát triển chung của loài người?
Ban đầu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết tình trạng bắt nguồn từ đột biến gen và ảnh hưởng của chất phóng xạ song không thuyết phục.
Sau đó, các nhà khoa học tin rằng hiện tượng di chuyển bằng 4 chi có thể bắt nguồn từ thực trạng hôn nhân cận huyết.
Do địa hình tách biệt, giao thông không phát triển và phong tục chỉ gả con cho người trong làng lâu dần tạo nên các mối hôn nhân cận huyết. Hậu quả là những dị tật di truyền xuất hiện.
Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện người dân nơi đây đều có triệu chứng lâm sàng của “mất điều hòa tiểu não” - hội chứng khiến cơ thể không có khả năng duy trì sự cân bằng cơ thể.
Dù vậy, một điểm khiến giới nghiên cứu băn khoăn là ngay cả những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh cũng có tư thế di chuyển này.
Ban đầu, cấu tạo xương của chúng không có nhiều khác biệt. Nhóm trẻ này vẫn có khả năng đi đứng bình thường. Khi lớn lên, chúng lại bắt chước tư thế di chuyển 4 chi của những người xung quanh. Lâu dần dẫn tới biến dạng xương và mất dần khả năng đi đứng. Rất có thể, môi trường sống cũng là nguyên nhân dẫn tới thói quen di chuyển bằng 4 chi.
Hiện nguyên nhân chính xác vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Do không xác định được nguyên nhân cụ thể nên các bài tập vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả cao. Hầu hết người dân lại trở về tư thế ban đầu.
Người dân nơi đây cũng cho biết, họ không cảm thấy bất tiện với tư thế di chuyển này. Thậm chí tốc độ của họ cũng tương đương với việc đi bộ bình thường. Nếu tăng tốc, họ cũng không thua kém với việc chạy bộ.
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng không nhất thiết phải can thiệp vào dáng đi của người dân. Tập quán bao đời của họ khó có thể thay đổi trong sớm chiều. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.