Ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống không đảm bảo, ít vận động...
Ung thư luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng.
|
Làng Shishe (Đồng Lư, Chiết Giang) gần 30 năm không ghi nhận ca mắc mới ung thư. |
Tại Trung Quốc, lượng người mắc ung thư cũng tăng nhanh thời gian gần đây. Vậy nhưng, ngôi làng Shishe (Đồng Lư, Chiết Giang) gần 30 năm qua không ghi nhận ca mắc ung thư mới nào.
“Làng không ung thư” nổi tiếng tới mức được nhắc tên trong một chương trình về sức khỏe ở nước này. Được biết, làng Shishe không chỉ nổi tiếng vì lâu nay không có người mắc ung thư. Tại đây, tuổi thọ trung bình của người dân cũng rất ấn tượng.
|
Xương cựa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, được người dân làng Shishe dùng để tăng cường thể lực. |
Để vén màn bí mật “làng không ung thư”, Wei Wei (chuyên gia các bệnh về lá lách và dạ dày của Học viện Y khoa Trung Quốc) đã đến Shishe tìm hiểu.
Quá trình nghiên cứu, Wei Wei nhận thấy người dân nơi đây rất giỏi trong việc sử dụng các cây thuốc nam để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, dân bản địa rất chuộng dùng cây xương cựa. Loại thảo mộc này có thể nhìn thấy ở khắp nơi trong làng. Người dân thường lấy rễ phơi khô để đun nước uống.
Được biết, xương cựa là một loại thảo mộc đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua. Đặc biệt, chất metylamin trong xương cựa có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính.
Đồng thời, thành phần trong xương cựa còn góp phần làm giảm các tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị. Loại thảo mộc này rất giàu yếu tố vi lượng. Trong số đó, selen có tác dụng rất ấn tượng với bệnh tim mạch vành.
Xương cựa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, y học cổ truyền Trung Quốc ghi nhận loại thảo mộc này mang lại lợi ích dưỡng khí. Khi đi vào cơ thể, xương cựa có công năng bổ khí, dưỡng huyết, ích trung... thích hợp dùng cho các trường hợp nội thương, mệt mỏi, tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, thiếu khí, huyết thiếu, khí hư.
Xương cựa cũng mang lại tác dụng ích khí, lợi tiểu tiêu sưng, giải độc, tái tạo cơ bắp.
Đáng lưu ý, xương cựa mang lại hiệu quả giảm độ nhớt của máu, giảm huyết khối, hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch, điều hòa đường huyết theo cả hai chiều, chống lại tác hại của gốc tự do, chống lão hóa, chống thiếu oxy, ngăn chặn hình thành khối u, tăng cường miễn dịch huyết áp.
Khi đi vào cơ thể, thành phần trong xương cựa có thể làm giãn mạch máu, cải thiện tình trạng lưu thông máu và dinh dưỡng ở da nên có hiệu quả đối với các vết loét mãn tính lâu ngày chưa lành. Nó cũng có thể loại bỏ protein niệu ở bệnh nhân viêm thận, bảo vệ gan, ngăn chặn sự giảm glycogen của gan.
Lợi ích sức khỏe của xương cựa được ghi nhận từ lâu. Đặc biệt những đối tượng dưới đây rất được khuyến khích sử dụng loại thảo mộc này.
Nhân viên văn phòng. Nhân viên văn phòng thời gian ngồi nhiều, ít vận động nên dùng xương cựa để uống mỗi ngày. Khi đi vào cơ thể, nước xương cựa góp phần nâng cao thể chất và khả năng miễn dịch. Đặc biệt, xương cựa rất hữu ích trong việc tăng cường chức năng hoạt động của lá lách, dạ dày, điều trị cảm lạnh.
Người sưng bọng mắt. Sưng mí mắt khi thức dậy buổi sáng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây khó chịu. Để cải thiện tình hình, bạn nên dùng nước xương cựa để uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng hỗn hợp xương cựa, bạch chỉ, cây rum để làm nước uống. Kiên trì thời gian dài, da sẽ ngày càng trắng mịn.
Đáng lưu ý, xương cựa tốt nhưng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 15g. Trường hợp dùng để trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.