Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ thấp là tình trạng sức khỏe của nhiều người. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Science Time cho thấy, 10 người trưởng thành ở Anh thì chỉ có 1 người ngủ ngon giấc. 17% người được hỏi cho biết họ cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy và 50% cho biết họ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại. (Ảnh minh họa)Chúng ta thường được khuyên những việc cần tránh buổi tối để có giấc ngủ ngon. Vậy nhưng, tình trạng chất lượng giấc ngủ thấp đôi khi bắt nguồn từ thói quen buổi sáng. Phoebe Liebling - Chuyên gia dinh dưỡng của Harley Street nhấn mạnh, có 4 thói quen buổi sáng gây mất ngủ.Sử dụng máy tính, điện thoại di động. Để có chất lượng giấc ngủ tốt, điều đầu tiên nên làm buổi sáng là đứng dưới ánh nắng tự nhiên thay vì làm việc với máy tính.Chuyên gia cho biết, nhịp sinh học ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa cortisol tiết ra buổi sáng và melatonin tiết ra buổi tối. Muốn cơ thể tiết melatonin chất lượng cao, bạn cần đảm bảo lượng cortisol đạt đỉnh vào buổi sáng. Đứng dưới ánh mặt trời là cách tuyệt vời kích hoạt cơ thể bài tiết cortisol.Các nhà khoa học tính toán, ngay cả những ngày nhiều mây, cường độ ánh sáng tự nhiên có thể đạt tới 10.000 lux. Trong khi đó, cường độ ánh sáng từ màn hình máy tính và điện thoại tối đa là 20-30 lux. Tiếp xúc với các thiết bị này vào buổi sáng, cơ thể sẽ không nhận đủ ánh sáng để kích thích tiết hormone.Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong ngày. Đồng thời, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin vào ban đêm khiến bạn khó ngủ ngon. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu bạn có thói quen dùng điện thoại, xem phim trước khi ngủ. Hình ảnh, ánh sáng từ màn hình sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol gây khó ngủ.Thiếu protein trong bữa sáng. Đường huyết ổn định giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon. Đáng lưu ý, đường huyết chịu ảnh hưởng lớn từ bữa sáng. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Missouri (Mỹ) kết luận, một bữa ăn sáng chứa nhiều protein cho phép kiểm soát lượng đường và insulin trong máu tốt hơn so với một bữa ăn sáng có hàm lượng protein thấp hoặc không có protein.Để tốt cho giấc ngủ ban đêm, bạn nên thay thế một phần carbohydrate bằng 20-30 gam protein như trứng, cá, thịt, sữa và các loại hạt.Tập thể dục cường độ cao. Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Vậy nhưng, tập thể dục cường độ cao ngay khi thức giấc buổi sáng không có lợi trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ ban đêm.Được biết, cơ thể cần chuẩn bị năng lượng để thích ứng với tập luyện cường độ cao. Điều này sẽ gây áp lực cho quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.Các nhà khoa học khuyên nên đi bộ nhanh 20-30 phút, squat hoặc các bài tập cơ tay nhẹ nhàng vào buổi sáng. Những vận động nhẹ giúp cơ thể tỉnh táo, sử dụng năng lượng hiệu quả, lên kế hoạch tiêu thụ năng lượng hợp lý giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm.Uống cà phê. Sáng sớm là thời điểm không nên uống cà phê bởi nó có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Uniformed Services (Mỹ) cũng chỉ ra nồng độ Cortisol sẽ đạt đỉnh điểm vào 8h – 9h giờ sáng. Cortisol là một loại năng lượng tự nhiên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên tỉnh táo và khỏe khoắn hơn. Vì thế, bạn không cần phải bổ sung thêm một loại chất kích thích nào khác như cà phê vào thời điểm này.Thời điểm uống cà phê tốt nhất là sau bữa sáng khoảng chừng 1 – 2 giờ đồng hồ. Ngoài thời điểm này, nếu muốn uống cà phê, bạn cũng có thể dùng vào khung 2 – 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần nhất sự tỉnh táo, uống cà phê lúc này sẽ rất có ích. Bên cạnh đó, không nên uống cà phê sau 4 – 6 giờ chiều, vì cà phê sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ vào buổi tối. Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)
Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ thấp là tình trạng sức khỏe của nhiều người. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Science Time cho thấy, 10 người trưởng thành ở Anh thì chỉ có 1 người ngủ ngon giấc. 17% người được hỏi cho biết họ cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy và 50% cho biết họ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại. (Ảnh minh họa)
Chúng ta thường được khuyên những việc cần tránh buổi tối để có giấc ngủ ngon. Vậy nhưng, tình trạng chất lượng giấc ngủ thấp đôi khi bắt nguồn từ thói quen buổi sáng. Phoebe Liebling - Chuyên gia dinh dưỡng của Harley Street nhấn mạnh, có 4 thói quen buổi sáng gây mất ngủ.
Sử dụng máy tính, điện thoại di động. Để có chất lượng giấc ngủ tốt, điều đầu tiên nên làm buổi sáng là đứng dưới ánh nắng tự nhiên thay vì làm việc với máy tính.
Chuyên gia cho biết, nhịp sinh học ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa cortisol tiết ra buổi sáng và melatonin tiết ra buổi tối. Muốn cơ thể tiết melatonin chất lượng cao, bạn cần đảm bảo lượng cortisol đạt đỉnh vào buổi sáng. Đứng dưới ánh mặt trời là cách tuyệt vời kích hoạt cơ thể bài tiết cortisol.
Các nhà khoa học tính toán, ngay cả những ngày nhiều mây, cường độ ánh sáng tự nhiên có thể đạt tới 10.000 lux. Trong khi đó, cường độ ánh sáng từ màn hình máy tính và điện thoại tối đa là 20-30 lux. Tiếp xúc với các thiết bị này vào buổi sáng, cơ thể sẽ không nhận đủ ánh sáng để kích thích tiết hormone.
Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong ngày. Đồng thời, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin vào ban đêm khiến bạn khó ngủ ngon. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu bạn có thói quen dùng điện thoại, xem phim trước khi ngủ. Hình ảnh, ánh sáng từ màn hình sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol gây khó ngủ.
Thiếu protein trong bữa sáng. Đường huyết ổn định giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon. Đáng lưu ý, đường huyết chịu ảnh hưởng lớn từ bữa sáng. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Missouri (Mỹ) kết luận, một bữa ăn sáng chứa nhiều protein cho phép kiểm soát lượng đường và insulin trong máu tốt hơn so với một bữa ăn sáng có hàm lượng protein thấp hoặc không có protein.
Để tốt cho giấc ngủ ban đêm, bạn nên thay thế một phần carbohydrate bằng 20-30 gam protein như trứng, cá, thịt, sữa và các loại hạt.
Tập thể dục cường độ cao. Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Vậy nhưng, tập thể dục cường độ cao ngay khi thức giấc buổi sáng không có lợi trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ ban đêm.
Được biết, cơ thể cần chuẩn bị năng lượng để thích ứng với tập luyện cường độ cao. Điều này sẽ gây áp lực cho quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Các nhà khoa học khuyên nên đi bộ nhanh 20-30 phút, squat hoặc các bài tập cơ tay nhẹ nhàng vào buổi sáng. Những vận động nhẹ giúp cơ thể tỉnh táo, sử dụng năng lượng hiệu quả, lên kế hoạch tiêu thụ năng lượng hợp lý giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm.
Uống cà phê. Sáng sớm là thời điểm không nên uống cà phê bởi nó có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Uniformed Services (Mỹ) cũng chỉ ra nồng độ Cortisol sẽ đạt đỉnh điểm vào 8h – 9h giờ sáng. Cortisol là một loại năng lượng tự nhiên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên tỉnh táo và khỏe khoắn hơn. Vì thế, bạn không cần phải bổ sung thêm một loại chất kích thích nào khác như cà phê vào thời điểm này.
Thời điểm uống cà phê tốt nhất là sau bữa sáng khoảng chừng 1 – 2 giờ đồng hồ. Ngoài thời điểm này, nếu muốn uống cà phê, bạn cũng có thể dùng vào khung 2 – 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần nhất sự tỉnh táo, uống cà phê lúc này sẽ rất có ích. Bên cạnh đó, không nên uống cà phê sau 4 – 6 giờ chiều, vì cà phê sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ vào buổi tối.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)