Buổi sáng ngủ dậy là thời điểm cơ thể nhiều năng lượng, tỉnh táo nhất. Vậy nhưng, duy trì “giấc ngủ rác” sẽ khiến bạn dù ngủ cả đêm, sáng thức giấc vẫn cảm thấy uể oải, mất sức. (Ảnh minh họa)Thực tế, “giấc ngủ rác” là khái niệm được Hiệp hội Giấc ngủ Anh đưa ra. Nó được ví giống như “thực phẩm rác”. Các nhà khoa học tin rằng, thời gian ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ thấp có thể gây hại sức khỏe. Thậm chí, tác động của nó còn khủng khiếp hơn cả chứng mất ngủ.Để phân biệt “giấc ngủ rác” với giấc ngủ thông thường, các nhà khoa học nhận định “giấc ngủ rác” gồm những giấc ngủ sau:Ngủ gật trong khi xem ti vi, nghe nhạc hoặc chơi trò chơi điện tử.Buộc bản thân đi ngủ và thức dậy vào buổi sáng theo "mốc thời gian". Vậy nhưng "mốc thời gian" lại không cố định, luôn bị điều chỉnh.Sau khi thức dậy một cách tự nhiên, bạn lại muốn tiếp tục ngủ nướng, kéo dài thời gian ngủ.Đêm không ngủ, ngày ngủ bù và ngủ bù vào cuối tuần.Áp lực công việc lớn, buổi tối phải tăng ca. Mệt mỏi khiến bạn ngủ ngay sau khi làm việc cường độ cao.Ngoài phân loại, các nhà khoa học còn cảnh báo tác hại của “giấc ngủ rác”. Cụ thể, nó có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Thời gian ngủ trung bình là 6-8 giờ, nhiều hơn 9 giờ là giấc ngủ dài. Duy trì giấc ngủ dài liên tục sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, nếu ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường gấp 3 lần.Đầu óc trì trệ. Thời gian ngủ quá nhiều sẽ khiến não bộ được nghỉ ngơi lâu, hoạt động tế bào của não cũng giảm theo. Có thể nói, ngủ nhiều lâu ngày dễ gây ức chế các tế bào thần kinh. Lâu dần, ảnh hưởng đến trí tuệ, suy giảm trí nhớ.Dễ sinh bệnh. Giấc ngủ ngon cho phép hệ miễn dịch hoạt động bình thường. Khi ngủ, hệ miễn dịch sẽ thực hiện nhiệm vụ phục hồi cơ thể. Nếu ngủ ít hơn 7 tiếng, bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao gấp 3 lần so với những người khác.Tăng cân. Các nhà khoa học từng nghiên cứu tình trạng tăng cân và tăng chất béo ở người trưởng thành Quebec trong vòng sáu năm. Chuyên gia phát hiện những người ngủ quá ít và quá nhiều mỗi đêm dễ tăng cân hơn những người ngủ 7-8 tiếng.Cụ thể, người ngủ từ 9-10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tăng 5kg cao hơn 25%. Tình trạng này diễn ra ngay cả khi duy trì chế độ ăn, vận động hợp lý. Lý giải điều này, chuyên gia cho biết thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ làm giảm mức leptin, nhưng lại làm tăng mức ghrelin, khiến cơ thể nhanh đói hơn, dễ béo hơn. Thậm chí, chỉ cần thiếu ngủ một đêm cũng sẽ làm tăng nồng độ ghrelin và khiến người ta thèm ăn những thức ăn có hàm lượng calo cao, nhiều carbohydrate.Thực tế, giấc ngủ cũng có những tiêu chuẩn nhất định về thời gian. Hiệp hội Giấc ngủ Anh khuyến nghị thời gian ngủ tốt nhất với trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng là 14-15 giờ. Trẻ 1-3 nên ngủ 12-14 giờ mỗi ngày.Trẻ 3-6 tuổi nên ngủ 10-12 giờ; trẻ 7-12 tuổi ngủ 10-11 giờ. Thanh thiếu niên 12-18 tuổi chỉ nên ngủ 8-9 giờ. Người lớn 18-65 tuổi nên duy trì ngủ 7-9 giờ trong khi người già trên 65 tuổi chỉ cần ngủ 7-8 giờ là đủ. Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Nguồn video: VTV3
Buổi sáng ngủ dậy là thời điểm cơ thể nhiều năng lượng, tỉnh táo nhất. Vậy nhưng, duy trì “giấc ngủ rác” sẽ khiến bạn dù ngủ cả đêm, sáng thức giấc vẫn cảm thấy uể oải, mất sức. (Ảnh minh họa)
Thực tế, “giấc ngủ rác” là khái niệm được Hiệp hội Giấc ngủ Anh đưa ra. Nó được ví giống như “thực phẩm rác”. Các nhà khoa học tin rằng, thời gian ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ thấp có thể gây hại sức khỏe. Thậm chí, tác động của nó còn khủng khiếp hơn cả chứng mất ngủ.
Để phân biệt “giấc ngủ rác” với giấc ngủ thông thường, các nhà khoa học nhận định “giấc ngủ rác” gồm những giấc ngủ sau:
Ngủ gật trong khi xem ti vi, nghe nhạc hoặc chơi trò chơi điện tử.
Buộc bản thân đi ngủ và thức dậy vào buổi sáng theo "mốc thời gian". Vậy nhưng "mốc thời gian" lại không cố định, luôn bị điều chỉnh.
Sau khi thức dậy một cách tự nhiên, bạn lại muốn tiếp tục ngủ nướng, kéo dài thời gian ngủ.
Đêm không ngủ, ngày ngủ bù và ngủ bù vào cuối tuần.
Áp lực công việc lớn, buổi tối phải tăng ca. Mệt mỏi khiến bạn ngủ ngay sau khi làm việc cường độ cao.
Ngoài phân loại, các nhà khoa học còn cảnh báo tác hại của “giấc ngủ rác”. Cụ thể, nó có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Thời gian ngủ trung bình là 6-8 giờ, nhiều hơn 9 giờ là giấc ngủ dài. Duy trì giấc ngủ dài liên tục sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, nếu ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường gấp 3 lần.
Đầu óc trì trệ. Thời gian ngủ quá nhiều sẽ khiến não bộ được nghỉ ngơi lâu, hoạt động tế bào của não cũng giảm theo. Có thể nói, ngủ nhiều lâu ngày dễ gây ức chế các tế bào thần kinh. Lâu dần, ảnh hưởng đến trí tuệ, suy giảm trí nhớ.
Dễ sinh bệnh. Giấc ngủ ngon cho phép hệ miễn dịch hoạt động bình thường. Khi ngủ, hệ miễn dịch sẽ thực hiện nhiệm vụ phục hồi cơ thể. Nếu ngủ ít hơn 7 tiếng, bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao gấp 3 lần so với những người khác.
Tăng cân. Các nhà khoa học từng nghiên cứu tình trạng tăng cân và tăng chất béo ở người trưởng thành Quebec trong vòng sáu năm. Chuyên gia phát hiện những người ngủ quá ít và quá nhiều mỗi đêm dễ tăng cân hơn những người ngủ 7-8 tiếng.
Cụ thể, người ngủ từ 9-10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tăng 5kg cao hơn 25%. Tình trạng này diễn ra ngay cả khi duy trì chế độ ăn, vận động hợp lý. Lý giải điều này, chuyên gia cho biết thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ làm giảm mức leptin, nhưng lại làm tăng mức ghrelin, khiến cơ thể nhanh đói hơn, dễ béo hơn. Thậm chí, chỉ cần thiếu ngủ một đêm cũng sẽ làm tăng nồng độ ghrelin và khiến người ta thèm ăn những thức ăn có hàm lượng calo cao, nhiều carbohydrate.
Thực tế, giấc ngủ cũng có những tiêu chuẩn nhất định về thời gian. Hiệp hội Giấc ngủ Anh khuyến nghị thời gian ngủ tốt nhất với trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng là 14-15 giờ. Trẻ 1-3 nên ngủ 12-14 giờ mỗi ngày.
Trẻ 3-6 tuổi nên ngủ 10-12 giờ; trẻ 7-12 tuổi ngủ 10-11 giờ. Thanh thiếu niên 12-18 tuổi chỉ nên ngủ 8-9 giờ. Người lớn 18-65 tuổi nên duy trì ngủ 7-9 giờ trong khi người già trên 65 tuổi chỉ cần ngủ 7-8 giờ là đủ.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Nguồn video: VTV3