Dông là tên gọi của người dân địa phương về loài kỳ nhông - một loài động vật bò sát, sinh sống nhiều trong các cồn cát ở Mũi Né. Hình thù đáng sợ của con dông khiến không ít thực khách e ngại. Nhưng khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận mùi vị đậm đà, độc đáo của món đặc sản hấp dẫn này.Dông được chế biến thành nhiều món ngon như chả, gỏi, chiên. Đặc biệt, chả dông là món xuất hiện trong thực đơn của hầu hết các nhà hàng ở Mũi Né. Người ta làm sạch thịt dông, băm nhuyễn sẽ được trộn với ớt bột, nấm mèo, gói như nem rồi rán nóng. Miếng chả dông giòn tan, thơm bùi, ăn kèm rau sống và chấm mắm chua ngọt. Lẩu thả ban đầu có xuất xứ từ món bún thả, được các bà các mẹ gánh đi bán khắp các ngõ hẻm vạn chài ở Phan Thiết. Món ăn gồm rất nhiều thành phần như thịt luộc, trứng rán, cá mai, xoài thái chỉ, rau sống, bắp chuối... tất cả thái nhỏ, bày đẹp mắt trong bát rồi chan nước dùng.Các món ăn vùng biển thường ghi điểm bởi phần nước dùng làm từ các loại cá tươi, thêm vào đó, người ta cho thêm mía, dứa, khế, ớt để đầy đủ các vị ngọt, chua, cay hài hòa. Sau này, các nhà hàng đưa món bún thả vào thực đơn, phát triển thành món lẩu thả độc đáo, rất khác biệt so với các món lẩu của miền Nam. Món ăn có phần giống với bún thang Hà Nội nhưng nguyên liệu đặc trưng của vùng biển.Bánh tráng chấm mắm ruốc là món ăn quen thuộc của bất kỳ người con nào khi đi xa Phan Thiết, Bình Thuận. Món ăn giản dị của người nghèo nhưng lại mang theo nhiều nhung nhớ, khiến ít ai đi xa có thể quên được. Điểm nhấn của món ăn chính là chén mắm ruốc mặn mòi hương vị vùng biển, vắt thêm chanh và bỏ ớt để thêm hấp dẫn. Khi ăn, người ta trải bánh tráng ra, cho trứng cút, rau sống, bánh tráng nước, cuộn khéo léo như gỏi cuốn, sau đó chấm vào chén mắm ruốc đã ra sẵn.Gỏi cá mai: Vốn là một làng chài nên Mũi Né có rất nhiều món gỏi hải sản ngon. Tất cả đều được đánh bắt và làm ngay trong ngày, chỉ sau vài tiếng nên hương vị đặc biệt hơn hẳn các món sử dụng đồ đông lạnh ở thành phố. Bên cạnh món gỏi ốc giác, du khách nên thử qua món gỏi cá mai đặc trưng vùng Phan Thiết.Cá được thái lát, rút xương, ngâm đá. Khi ăn bỏ thêm chút chanh để khiến miếng cá hơi tai tái, thêm các loại rau sống như rau rắm, húng, hành tây, chuối xanh, khế, tỏi ớt, lạc rang... Bạn có thể ăn kèm bánh tráng. Hương vị của miếng cá mai ngọt quyện với các gia vị ăn kèm khiến nhiều người phải trầm trồ.Bánh canh chả cá ở Phan Thiết nói chung và Mũi Né nói riêng đều khác so với bánh canh ở nhiều nơi. Thay vì sợi bánh trong suốt thì ở đây, người ta sử dụng loại bánh canh trắng đục như sợi bún bò Huế.Miếng chả cá là linh hồn của bát bánh canh đơn sơ, thường gồm chả cá hấp và chả cá chiên, vị ngọt đậm, cay cay tê tê do băm chung với ớt tươi, khi cắn sẽ hơi dai dai. Nước lèo được ninh từ nhiều loại cá đánh bắt tươi sống ở vùng biển Mũi Né. Tất cả hoàn hảo, tạo thành tô bánh canh "ăn tới đâu, nhớ đời tới đó".Bánh quai vạc nhìn giống bánh bột lọc, cũng có màu trắng trong và nhân tôm. Cách làm cũng tương tự, đó là bột mì tinh nhồi thật dẻo, cán mỏng, cho nhân tôm, thịt xào đậm, tiêu, đường.Bánh được luộc chín và tráng ít dầu để không bị dính. Khi cắn vào, miếng bánh dai dai, lộ ra bên trong là con tôm bọc thịt băm, chấm vào nước mắm chua ngọt nhẹ nhàng. Bánh quai vạc quen thuộc với người dân lao động và giới học sinh sinh viên ở Mũi Né mỗi khi tan học. Cua huỳnh đế được phong là vua của các loại cua. Một trong những nơi có món cua huỳnh đế được đánh giá cao là vùng biển Phan Thiết. Để bắt được chúng cũng rất kỳ công.Cua huỳnh đế được chế biến thành các món như rang me, rang muối, nướng, nấu cháo... nhưng ngon nhất và cũng đơn giản nhất là hấp chính rồi chấm với muối tiêu xanh. Vị thịt cua được bảo toàn nguyên vẹn, ngọt chắc. Ngoài ra, cua huỳnh đế rang muối cũng được nhiều thực khách yêu thích. Ảnh: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Dông là tên gọi của người dân địa phương về loài kỳ nhông - một loài động vật bò sát, sinh sống nhiều trong các cồn cát ở Mũi Né. Hình thù đáng sợ của con dông khiến không ít thực khách e ngại. Nhưng khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận mùi vị đậm đà, độc đáo của món đặc sản hấp dẫn này.
Dông được chế biến thành nhiều món ngon như chả, gỏi, chiên. Đặc biệt, chả dông là món xuất hiện trong thực đơn của hầu hết các nhà hàng ở Mũi Né. Người ta làm sạch thịt dông, băm nhuyễn sẽ được trộn với ớt bột, nấm mèo, gói như nem rồi rán nóng. Miếng chả dông giòn tan, thơm bùi, ăn kèm rau sống và chấm mắm chua ngọt.
Lẩu thả ban đầu có xuất xứ từ món bún thả, được các bà các mẹ gánh đi bán khắp các ngõ hẻm vạn chài ở Phan Thiết. Món ăn gồm rất nhiều thành phần như thịt luộc, trứng rán, cá mai, xoài thái chỉ, rau sống, bắp chuối... tất cả thái nhỏ, bày đẹp mắt trong bát rồi chan nước dùng.
Các món ăn vùng biển thường ghi điểm bởi phần nước dùng làm từ các loại cá tươi, thêm vào đó, người ta cho thêm mía, dứa, khế, ớt để đầy đủ các vị ngọt, chua, cay hài hòa. Sau này, các nhà hàng đưa món bún thả vào thực đơn, phát triển thành món lẩu thả độc đáo, rất khác biệt so với các món lẩu của miền Nam. Món ăn có phần giống với bún thang Hà Nội nhưng nguyên liệu đặc trưng của vùng biển.
Bánh tráng chấm mắm ruốc là món ăn quen thuộc của bất kỳ người con nào khi đi xa Phan Thiết, Bình Thuận. Món ăn giản dị của người nghèo nhưng lại mang theo nhiều nhung nhớ, khiến ít ai đi xa có thể quên được.
Điểm nhấn của món ăn chính là chén mắm ruốc mặn mòi hương vị vùng biển, vắt thêm chanh và bỏ ớt để thêm hấp dẫn. Khi ăn, người ta trải bánh tráng ra, cho trứng cút, rau sống, bánh tráng nước, cuộn khéo léo như gỏi cuốn, sau đó chấm vào chén mắm ruốc đã ra sẵn.
Gỏi cá mai: Vốn là một làng chài nên Mũi Né có rất nhiều món gỏi hải sản ngon. Tất cả đều được đánh bắt và làm ngay trong ngày, chỉ sau vài tiếng nên hương vị đặc biệt hơn hẳn các món sử dụng đồ đông lạnh ở thành phố. Bên cạnh món gỏi ốc giác, du khách nên thử qua món gỏi cá mai đặc trưng vùng Phan Thiết.
Cá được thái lát, rút xương, ngâm đá. Khi ăn bỏ thêm chút chanh để khiến miếng cá hơi tai tái, thêm các loại rau sống như rau rắm, húng, hành tây, chuối xanh, khế, tỏi ớt, lạc rang... Bạn có thể ăn kèm bánh tráng. Hương vị của miếng cá mai ngọt quyện với các gia vị ăn kèm khiến nhiều người phải trầm trồ.
Bánh canh chả cá ở Phan Thiết nói chung và Mũi Né nói riêng đều khác so với bánh canh ở nhiều nơi. Thay vì sợi bánh trong suốt thì ở đây, người ta sử dụng loại bánh canh trắng đục như sợi bún bò Huế.
Miếng chả cá là linh hồn của bát bánh canh đơn sơ, thường gồm chả cá hấp và chả cá chiên, vị ngọt đậm, cay cay tê tê do băm chung với ớt tươi, khi cắn sẽ hơi dai dai. Nước lèo được ninh từ nhiều loại cá đánh bắt tươi sống ở vùng biển Mũi Né. Tất cả hoàn hảo, tạo thành tô bánh canh "ăn tới đâu, nhớ đời tới đó".
Bánh quai vạc nhìn giống bánh bột lọc, cũng có màu trắng trong và nhân tôm. Cách làm cũng tương tự, đó là bột mì tinh nhồi thật dẻo, cán mỏng, cho nhân tôm, thịt xào đậm, tiêu, đường.
Bánh được luộc chín và tráng ít dầu để không bị dính. Khi cắn vào, miếng bánh dai dai, lộ ra bên trong là con tôm bọc thịt băm, chấm vào nước mắm chua ngọt nhẹ nhàng. Bánh quai vạc quen thuộc với người dân lao động và giới học sinh sinh viên ở Mũi Né mỗi khi tan học.
Cua huỳnh đế được phong là vua của các loại cua. Một trong những nơi có món cua huỳnh đế được đánh giá cao là vùng biển Phan Thiết. Để bắt được chúng cũng rất kỳ công.
Cua huỳnh đế được chế biến thành các món như rang me, rang muối, nướng, nấu cháo... nhưng ngon nhất và cũng đơn giản nhất là hấp chính rồi chấm với muối tiêu xanh. Vị thịt cua được bảo toàn nguyên vẹn, ngọt chắc. Ngoài ra, cua huỳnh đế rang muối cũng được nhiều thực khách yêu thích. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.