Không làm điều này, ung thư dạ dày tìm đến bạn ngay

Google News

Theo thống kê, sau khi triệt tiêu Helicobacter pylori thành công, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có thể giảm hơn 50% so với bệnh nhân không chịu diệt khuẩn.

Yếu tố gây ra nhiều bệnh dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori, nếu không được điều trị trong một thời gian dài, ung thư dạ dày có thể hình thành.
Bác sĩ cho biết, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế từ lâu đã liệt Helicobacter pylori là tác nhân gây ung thư hạng nhất, một khi phát hiện ra thì nên tiêu diệt vi khuẩn này càng sớm càng tốt.
Theo thống kê, sau khi triệt tiêu Helicobacter pylori thành công, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có thể giảm hơn 50% so với bệnh nhân không chịu diệt khuẩn.
Bác sĩ Ngô Tông Chuyên, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và gan mật người Trung Quốc chia sẻ, gần đây ông đã kiểm tra các bệnh nhân và phát hiện ít nhất 4 trong số 6 người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, mọi người phải thận trọng hơn.
Khong lam dieu nay, ung thu da day tim den ban ngay
 Ảnh minh họa.
Bác sĩ Ngô Tông Chuyên cho biết, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt Helicobacter pylori vào danh mục gây ung thư hạng nhất vào năm 1994. Điều khó chịu của loại vi khuẩn này là nó lây truyền qua đường miệng - miệng, phân - miệng, dạ dày – miệng, dạ dày - dạ dày, tạo ra bệnh viêm dạ dày ruột, đặc biệt nó tồn tại lâu dài, thường phải sử dụng nhiều loại kháng sinh cùng lúc mới diệt được.
Bác sĩ Ngô Tông Chuyên nhấn mạnh rằng loại vi khuẩn này nên bị tiêu diệt càng sớm càng tốt, nguyên nhân là do Helicobacter pylori sau khi làm tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ khiến niêm mạc phục hồi rất chậm, thậm chí sau khi xuất hiện viêm teo dạ dày và chuyển sản ruột cũng khó hồi phục kịp thời.
Ngoài việc diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, ông Ngô Tông Chuyên nhắc nhở thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng để phòng ngừa ung thư dạ dày, bao gồm tránh thực phẩm và nước uống không sạch, rửa tay trước và sau bữa ăn, hạn chế ăn thực phẩm hun khói, ngâm chua, cay hoặc kích thích, nhớ bỏ thuốc lá và rượu, trầu, ăn nhiều rau quả tươi, nên ăn 3 phần rau và 2 phần trái cây mỗi ngày.
Bác sĩ Ngô Tông Chuyên đề cập rằng nếu bạn có các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đau dạ dày kéo dài, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon… thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình hoặc các bệnh dạ dày khác, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn xem có nên chấp nhận xét nghiệm Helicobacter pylori hay không. Những người bị nhiễm bệnh phải được điều trị kháng sinh và nên được kiểm tra thường xuyên.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

 Nguồn video: THDT.

Kiều Dụ (Theo ET)

>> xem thêm

Bình luận(0)