Vừa ăn vừa nói chuyện. Người xưa có câu: “Ăn không nói, ngủ không nói” để nhắc nhở về việc tập trung khi ăn. Thói quen hại dạ dày vừa ăn vừa nói chuyện khiến bạn khó có thể nhai kỹ. (Ảnh: Aboluawang, minh họa)Hơn nữa, nói chuyện khi ăn còn khiến bạn nuốt nhiều khí dẫn đến khó tiêu, điều chỉnh tốc độ nhai và nuốt thức ăn. Ăn đồ nóng, ăn nhanh có thể gây bỏng khoang miệng và niêm mạc thực quản.Ăn nhiều đồ nướng. So với các cách chế biến khác, nướng rất được yêu thích bởi mang tới cảm giác ngon miệng. Tuy vậy, bạn không nên ăn quá nhiều đồ nướng. Món ngon này có thể chứa nhiều muối, làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, tim mạch. Đồng thời, lượng muối còn có thể “uy hiếp” lớp niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ tổn thương dạ dày.Ăn nhiều trái cây chứa chất tanin. Các loại trái cây như hồng, táo gai... chứa nhiều chất tanin. Khi đi vào cơ thể, tanin có thể phản ứng với axit dạ dày và protein trong dạ dày để tạo thành các chất giống như thạch, theo thời gian có thể kết thành sỏi dạ dày. Vì vậy, chúng ta – đặc biệt là nhóm người trung niên và cao tuổi không nên ăn quá nhiều trái cây chứa nhiều tanin; không ăn hồng và táo gai khi bụng đói.Uống rượu. Nghiên cứu chỉ ra, sử dụng hơn 100ml đồ uống có nồng độ cồn trên 20 có thể trực tiếp làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây sung huyết, phù nề, xói mòn, thậm chí là chảy máu dạ dày.Để đảm bảo sức khỏe dạ dày, bạn nên hạn chế uống rượu. Nếu uống, cố gắng chọn rượu có nồng độ cồn thấp; không nên uống quá nhiều gây tổn thương dạ dày.Hút thuốc. Nhiều người nhầm tưởng nicotin trong thuốc lá chỉ đi vào phổi. Thực tế, khói thuốc cũng có thể đi vào dạ dày, trực tiếp kích thích niêm mạc dạ dày, gây co thắt mạch dưới lớp niêm mạc, thiếu máu niêm mạc dạ dày cục bộ, thiếu oxy. Trường hợp nặng hút thuốc có thể gây loét dạ dày.Uống thuốc có tính kích thích. Nhiều người sau khi uống thuốc sẽ cảm thấy khó chịu đường tiêu hóa. Điều này có thể do thuốc kích thích. Thực tế, Aspirin, ibuprofen... đều là những loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.Duy trì chế độ ăn không hợp vệ sinh. Ngoài vấn đề chất lượng, vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng cần được chú trọng. Cụ thể, bạn không nên uống nước lã, dùng thực phẩm sống. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống không hợp vệ sinh có thể khiến các mầm bệnh, vi khuẩn Helicobacter pylori thâm nhập vào cơ thể, tăng nguy cơ gây viêm dạ dày.Ăn uống thất thường. Công việc bận rộn khiến nhiều người có thói quen ăn uống thất thường, bữa ăn bữa nhịn. Điều này hết sức nguy hại với sức khỏe dạ dày bởi đây là cơ quan tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian biểu”. Ăn uống thất thường ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiết dịch vị, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.Ăn quá nhiều buổi tối. Nhiều người đi làm có thói quen duy trì bữa sáng bằng đồ ăn nhanh, bữa trưa đơn giản, bữa tối ăn bù để bổ sung dinh dưỡng. Thậm chí, không ít người có thói quen ăn đêm, không ăn không ngủ được.Mặc dù phù hợp với thời gian làm việc song cách ăn như vậy không có lợi cho sức khỏe dạ dày. Ăn quá nhiều trong 1 bữa khiến dạ dày co giãn theo, ngày càng phình to khiến bạn ăn không thấy no, lâu ngày sẽ gây ra viêm tụy.Uống trà, cà phê đặc. Trà hay cà phê nên pha loãng uống rất có lợi, giúp tập trung hơn. Ngược lại, uống trà hay cà phê quá đặc sẽ gây hại sức khỏe dạ dày.Được biết, trà và cà phê đều chứa chất kích thích thần kinh trung ương, có thể thông qua phản xạ thần kinh tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến sung huyết niêm mạc dạ dày, rối loạn chức năng bài tiết, phá hủy hàng rào niêm mạc. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày. Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật lấy búi tóc nặng gần 1kg trong dạ dày bệnh nhi 11 tuổi. (Nguồn video: THĐT)
Vừa ăn vừa nói chuyện. Người xưa có câu: “Ăn không nói, ngủ không nói” để nhắc nhở về việc tập trung khi ăn. Thói quen hại dạ dày vừa ăn vừa nói chuyện khiến bạn khó có thể nhai kỹ. (Ảnh: Aboluawang, minh họa)
Hơn nữa, nói chuyện khi ăn còn khiến bạn nuốt nhiều khí dẫn đến khó tiêu, điều chỉnh tốc độ nhai và nuốt thức ăn. Ăn đồ nóng, ăn nhanh có thể gây bỏng khoang miệng và niêm mạc thực quản.
Ăn nhiều đồ nướng. So với các cách chế biến khác, nướng rất được yêu thích bởi mang tới cảm giác ngon miệng. Tuy vậy, bạn không nên ăn quá nhiều đồ nướng. Món ngon này có thể chứa nhiều muối, làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, tim mạch. Đồng thời, lượng muối còn có thể “uy hiếp” lớp niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ tổn thương dạ dày.
Ăn nhiều trái cây chứa chất tanin. Các loại trái cây như hồng, táo gai... chứa nhiều chất tanin. Khi đi vào cơ thể, tanin có thể phản ứng với axit dạ dày và protein trong dạ dày để tạo thành các chất giống như thạch, theo thời gian có thể kết thành sỏi dạ dày. Vì vậy, chúng ta – đặc biệt là nhóm người trung niên và cao tuổi không nên ăn quá nhiều trái cây chứa nhiều tanin; không ăn hồng và táo gai khi bụng đói.
Uống rượu. Nghiên cứu chỉ ra, sử dụng hơn 100ml đồ uống có nồng độ cồn trên 20 có thể trực tiếp làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây sung huyết, phù nề, xói mòn, thậm chí là chảy máu dạ dày.
Để đảm bảo sức khỏe dạ dày, bạn nên hạn chế uống rượu. Nếu uống, cố gắng chọn rượu có nồng độ cồn thấp; không nên uống quá nhiều gây tổn thương dạ dày.
Hút thuốc. Nhiều người nhầm tưởng nicotin trong thuốc lá chỉ đi vào phổi. Thực tế, khói thuốc cũng có thể đi vào dạ dày, trực tiếp kích thích niêm mạc dạ dày, gây co thắt mạch dưới lớp niêm mạc, thiếu máu niêm mạc dạ dày cục bộ, thiếu oxy. Trường hợp nặng hút thuốc có thể gây loét dạ dày.
Uống thuốc có tính kích thích. Nhiều người sau khi uống thuốc sẽ cảm thấy khó chịu đường tiêu hóa. Điều này có thể do thuốc kích thích. Thực tế, Aspirin, ibuprofen... đều là những loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.
Duy trì chế độ ăn không hợp vệ sinh. Ngoài vấn đề chất lượng, vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng cần được chú trọng. Cụ thể, bạn không nên uống nước lã, dùng thực phẩm sống. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống không hợp vệ sinh có thể khiến các mầm bệnh, vi khuẩn Helicobacter pylori thâm nhập vào cơ thể, tăng nguy cơ gây viêm dạ dày.
Ăn uống thất thường. Công việc bận rộn khiến nhiều người có thói quen ăn uống thất thường, bữa ăn bữa nhịn. Điều này hết sức nguy hại với sức khỏe dạ dày bởi đây là cơ quan tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian biểu”. Ăn uống thất thường ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiết dịch vị, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Ăn quá nhiều buổi tối. Nhiều người đi làm có thói quen duy trì bữa sáng bằng đồ ăn nhanh, bữa trưa đơn giản, bữa tối ăn bù để bổ sung dinh dưỡng. Thậm chí, không ít người có thói quen ăn đêm, không ăn không ngủ được.
Mặc dù phù hợp với thời gian làm việc song cách ăn như vậy không có lợi cho sức khỏe dạ dày. Ăn quá nhiều trong 1 bữa khiến dạ dày co giãn theo, ngày càng phình to khiến bạn ăn không thấy no, lâu ngày sẽ gây ra viêm tụy.
Uống trà, cà phê đặc. Trà hay cà phê nên pha loãng uống rất có lợi, giúp tập trung hơn. Ngược lại, uống trà hay cà phê quá đặc sẽ gây hại sức khỏe dạ dày.
Được biết, trà và cà phê đều chứa chất kích thích thần kinh trung ương, có thể thông qua phản xạ thần kinh tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến sung huyết niêm mạc dạ dày, rối loạn chức năng bài tiết, phá hủy hàng rào niêm mạc. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày.
Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật lấy búi tóc nặng gần 1kg trong dạ dày bệnh nhi 11 tuổi. (Nguồn video: THĐT)