Tiểu Tĩnh, nữ sinh đại học 21 tuổi đến từ Sơn Đông, Trung Quốc, đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày cách đây không lâu.
Theo báo cáo, Tiểu Tĩnh bị đau dạ dày vài năm nay nhưng do bận rộn với việc học nên không bao giờ nghĩ đến việc đến bệnh viện. Dù bạn cùng phòng đã nhiều lần khuyên Tiểu Tĩnh đi khám khi thấy cô có dấu hiệu viêm loét dạ dày nhưng Tiểu Tĩnh chỉ gạt đi, cho rằng đó là bệnh vặt.
Nào ngờ, cách đây không lâu, cơn đau bụng của Tiểu Tĩnh ngày càng rõ ràng, kéo dài hơn hai tuần. Khi đau đến mức không thể ăn được, cô gái mới vội vã đến bệnh viện để điều trị. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đã tìm thấy một khối u kích thước 3 cm trong dạ dày của Tiểu Tĩnh, kết quả xét nghiệm cho thấy cô đã ung thư dạ dày giai đoạn cuối, tỷ lệ sống không cao.
|
Ảnh minh hoạ. |
Trường hợp của Tiểu Tĩnh nhắc nhở mọi người rằng dạ dày của con người rất mỏng manh, chúng ta phải luôn chú ý đến sức khỏe của dạ dày. Bác sĩ cũng nhắc nhở, bệnh nhân ung thư dạ dày thường có 5 đặc điểm chung này, bạn nên kiểm tra xem mình có không.
1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn quá nhiều hoặc thích ăn một số đồ cay như dưa chua, cá muối, thịt đã qua chế biến, v.v., những loại thực phẩm này thường chứa capsaicin và nitrit, hàm lượng các chất này thường vượt quá tiêu chuẩn.
Nếu tích tụ quá nhiều vào dạ dày sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây loét, nếu ăn lâu ngày niêm mạc bị tổn thương sẽ không được phục hồi, lâu dần niêm mạc dạ dày sẽ loét thêm, tình trạng này sẽ ngày càng lớn, gây nguy cơ ung thư.
2. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ung thư dạ dày, các thí nghiệm đặc biệt đã xác minh rằng nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng gấp 4 lần sau khi bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cần khám dạ dày thường xuyên, điều trị kịp thời để ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra hậu quả.
3. Đau dạ dày ở các mức độ khác nhau
Nói chung, sự xuất hiện của ung thư dạ dày là một quá trình lâu dài, nhưng nó có thể bắt đầu từ hiện tượng viêm dạ dày mãn tính nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời ngay từ đầu, viêm dạ dày sẽ phát triển thành loét dạ dày, polyp dạ dày, chuyển sản ruột niêm mạc dạ dày, lúc này nếu không chú ý, tế bào dạ dày càng thêm suy thoái, đột biến sẽ gây ung thư.
4. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày
Các chuyên gia cho rằng di truyền là một yếu tố quan trọng về sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày, đặc biệt là ở những người thân trong gia đình. Có người thân bị ung thư dạ dày thì khả năng mắc ung thư dạ dày cũng cao lên, phải đi tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.
5. Hút thuốc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bởi vì các nguyên tố hóa học trong thuốc lá rất không thân thiện với niêm mạc dạ dày, hút thuốc thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến dạ dày tổn thương, dễ ung thư.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn.