Biểu hiện chung
Cả tiểu đường tuýp 1 và 2 có một số dấu hiệu cảnh báo tương tự nhau như:
Đói và mệt mỏi:
Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.
|
Mảng da thẫm màu ở nách là dấu hiệu bệnh tiểu đường. |
Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.
Đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát
Trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn.
Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều hơn. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. Khi đó, càng uống nhiều nước, bạn càng đi tiểu nhiều.
Miệng khô và ngứa da
Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần. Mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng.
Nhìn mờ
Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ.
2 biểu hiện cần đi khám ngay
Mảng da thẫm màu ở nách
Bác sỹ Nida Chammas, chuyên khoa nội tiết tiểu đường tại Bệnh viện BMI Clementine Churchill cho biết, các mảng da tối màu và dày này được gọi là bệnh gai đen và có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường type 2.
Vùng da tối này thường có kích thước bằng bàn tay, khô, sờ vào có cảm giác sần sùi, mềm và có thể ngứa nữa. Theo bác sỹ Chammas: "Dấu hiệu này liên quan tới béo phì, từ đó có thể gây ra tình trạng kháng insulin, tiền thân của tiểu đường là tình trạng khi cơ thể không có khả năng sử dụng đúng hoóc-môn insulin để điều tiết lượng đường trong máu và khiến tuỵ cố gắng tiết thêm ngày càng nhiều insulin.
Nồng độ insulin trong máu cao có thể đã gây ra thay đổi ở các tế bào da từ đó hình thành những mảng da tối màu".
Mặc dù chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân, nhưng các mảng da tối này có xu hướng hình thành ở các vùng gấp như nách, cổ, háng.
Thay đổi phong cách sống như giảm cân, giảm tiêu thụ carbohydrate và tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp khôi phục màu da ban đầu. Để giúp những người có bệnh gai đen không bị kháng insulin, bác sỹ có thể kê các loại thuốc làm giảm insulin, từ đó cũng làm giảm tình trạng vùng da tối.
Vết thâm không rõ nguyên do
Nếu bạn thường gặp các vết thâm không rõ nguyên do, và mất từ một tuần trở lên để hồi phục thì có thể là dấu hiệu của bệnh gan như viêm gan.
Giáo sư David Lloyd, bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật gan tại Bệnh viện Đại học Leicester cho biết: "Nếu gan bị bệnh, tiểu huyết cầu có thể giảm.
Tiểu huyết cầu có vai trò làm đông máu, nên khi số lượng tiểu huyết cầu bị giảm có thể dẫn tới chảy máu trong từ đó làm hình thành vết thâm ngoài da". Vết thâm cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bạch cầu do bệnh này cũng gây giảm tiểu huyết cầu. Hãy gặp bác sỹ nếu bạn có những vết thâm bất thường.
Mời quý độc giả xem video về bệnh ung thư (nguồn Youtube):