Phụ nữ đã được cảnh báo không nên mang thai khi bị nhiễm hoặc nên cực kỳ cẩn trọng với virus Zika, loại virus dẫn đến dị tật đầu nhỏ lây qua muỗi vằn Aedes. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu cơ chế lây nhiễm virus Zika từ mẹ sang con và phát hiện ra hai khả năng sau đây. Khả năng lây nhiễm Zika đầu tiên là qua nhau thai và chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhau thai là một bộ phận phát triển để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi qua dây rốn. Virus Zika lại ảnh hưởng đến một số loại tế bào trong và ngoài nhau thai (màng thai) như TIM1, Axl và Tyro3. Trong số 3 loại tế bào này, tế bào TIM1 tồn tại lâu nhất trong thai kỳ và liên kết chặt chẽ với PE, một lipid màng có trong virus Zika. Đường lây nhiễm thứ hai có thể là qua túi ối và thường xảy ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các tế bào biểu mô của màng ối bao bọc xung quanh thai nhi rất dễ bị nhiễm virus Zika. Mặc dù đây là phát hiện khá lạnh gáy đối với người mang thai nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại kháng sinh cũ có thể ngăn chặn lây nhiễm Zika từ mẹ sang con qua cả hai đường, đó là duramycin. Đây là loại kháng sinh đã được thử nghiệm trên động vật và hiện đang thử nghiệm với người bị xơ hóa buồng trứng. Thử nghiệm cho thấy duramycin liên kết với PE, lớp màng của virus Zika và ngăn không cho Zika liên kết với tế bào TIM1. Hơn nữa, sự ngăn chặn này còn có tác dụng kể cả khi dùng kháng sinh với liều lượng thấp. Điều này chứng minh rằng duramycin và kháng sinh tương tự có thể giảm hoặc ngăn chặn sự lây nhiễm Zika từ mẹ sang con để làm giảm các dị tật bẩm sinh do virus Zika.
Phụ nữ đã được cảnh báo không nên mang thai khi bị nhiễm hoặc nên cực kỳ cẩn trọng với virus Zika, loại virus dẫn đến dị tật đầu nhỏ lây qua muỗi vằn Aedes. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu cơ chế lây nhiễm virus Zika từ mẹ sang con và phát hiện ra hai khả năng sau đây.
Khả năng lây nhiễm Zika đầu tiên là qua nhau thai và chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhau thai là một bộ phận phát triển để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi qua dây rốn. Virus Zika lại ảnh hưởng đến một số loại tế bào trong và ngoài nhau thai (màng thai) như TIM1, Axl và Tyro3. Trong số 3 loại tế bào này, tế bào TIM1 tồn tại lâu nhất trong thai kỳ và liên kết chặt chẽ với PE, một lipid màng có trong virus Zika.
Đường lây nhiễm thứ hai có thể là qua túi ối và thường xảy ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các tế bào biểu mô của màng ối bao bọc xung quanh thai nhi rất dễ bị nhiễm virus Zika.
Mặc dù đây là phát hiện khá lạnh gáy đối với người mang thai nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại kháng sinh cũ có thể ngăn chặn lây nhiễm Zika từ mẹ sang con qua cả hai đường, đó là duramycin. Đây là loại kháng sinh đã được thử nghiệm trên động vật và hiện đang thử nghiệm với người bị xơ hóa buồng trứng.
Thử nghiệm cho thấy duramycin liên kết với PE, lớp màng của virus Zika và ngăn không cho Zika liên kết với tế bào TIM1. Hơn nữa, sự ngăn chặn này còn có tác dụng kể cả khi dùng kháng sinh với liều lượng thấp. Điều này chứng minh rằng duramycin và kháng sinh tương tự có thể giảm hoặc ngăn chặn sự lây nhiễm Zika từ mẹ sang con để làm giảm các dị tật bẩm sinh do virus Zika.