Có những loại rau củ khi ăn sống sẽ vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như nó vốn có nhưng có những loại lại cần nấu chín thậm chí là chín kỹ mới có thể phát huy hết tác dụng của chúng.
Nấm
|
Ảnh minh họa. |
Nấm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít calo, chất béo, giàu các chất chống oxy hóa. Nấm thường mọc sát mặt đất ẩm ướt hoặc khu vực có nhiều gỗ, lá mục nên thân nấm có thể mang theo cả các ký sinh trùng, vi khuẩn có hại.
Vì vậy, khi ăn nấm, chúng ta cần nấu chín ở nhiệt độ cao để tiêu diệt hoàn toàn các sinh vật có hại.
Ngoài ra, quá trình nấu chín sẽ giúp các dưỡng chất như kali, kẽm, magie, niacin có trong nấm đều cần được giải phóng, có lợi cho việc hấp thu của cơ thể. Đây đều là những chất quan trọng trong việc phát triển thể chất của trẻ.
Rau bina
Rau bina chứa nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là sắt và canxi. Nó góp phần quan trọng cho sức khỏe xương khớp, hệ tuần hoàn và đường huyết của trẻ.
Có một điều cha mẹ cần lưu ý khi cho con ăn loại rau này là chỉ khi được nấu chín ở nhiệt độ cao, rau bina mới giải phóng hoàn toàn canxi, sắt và các khoáng chất quan trọng khác như magie, kali để cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Cà rốt
Cà rốt chứa hàm lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, canxi, sắt, kali, chất xơ... Nó cũng giàu carotenoid - một chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe...
Cà rốt là thực vàng cho trẻ từ thời điểm ăn dặm đến tuổi trưởng thành. Việc nấu chín cà rốt trước khi ăn sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ các dưỡng chất quý giá đồng thời giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh từ loại củ này.
Măng tây
Măng tây chứa một lượng lớn canxi và vitamin K tốt cho xương khớp, ngăn ngừa chuột rút do thiếu canxi ở trẻ nhỏ, hỗ trợ phát triển chiều cao, ngừa loãng xương.
Cũng giống như rau bina, chỉ khi nấu ở nhiệt độ cao, măng tây mới giải phóng hoàn toàn vitamin K, canxi, tăng 16% chất chống oxy hóa, tăng gấp đôi hàm lượng phenolic axit giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.
Cà chua
Cà chua chứa đến 90% là nước nhưng đáp ứng phần lớn lượng vitamin A, B, C mà cơ thể cần. Nó còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kali, canxi, sắt, phốt pho.
Cà chua có thể ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, chỉ khi được nấu chín, caroten trong cà chua mới phát huy công dụng tốt nhất.
Bên cạnh đó, khi nấu chín, hàm lượng lycopene trong cà chua cũng tăng lên, giúp bảo vệ tối đa cho hệ tim mạch.
Ăn ngon
5 thực phẩm hết hạn sớm hơn bạn nghĩ, cố ăn sẽ rước hoạ vào thân