Hãy thôi là chiếc giường của con: Bố mẹ có xu hướng dành quá nhiều thời gian bế ẵm và đu đưa vào buổi tối khi chuẩn bị đến giờ giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Lâu dần trẻ sẽ học cách phải được dỗ dành thì mới ngủ, và nếu không may bị thức giấc nửa đêm thì không thể tự mình ngủ lại được. Lưu ý là trong một vài tuần đầu thì cha mẹ có thể dỗ bé kiểu gì cũng được nhưng từ 3 tháng trở đi thì nên để bé học cách tự ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường hoặc cũi trong khi vẫn còn thức. Tránh vừa đi vừa ngủ: Nếu trẻ thường buồn ngủ khi nằm trong xe đẩy hoặc ghế ngồi xe hơi thì trẻ sẽ quen với việc phải có chuyển động mới ngủ được và sẽ trở nên khó ngủ. Vì vậy dù là ngủ ngày hay đêm thì trẻ cũng cần ngủ trên giường. Không nên cho trẻ bú mẹ ngay trước khi ngủ vì nếu không may trẻ thức giấc nửa đêm, trẻ sẽ không ngủ lại được nếu không được bú mẹ. Trẻ sơ sinh cũng cần học cách tự dỗ dành bản thân mình. Vì vậy, nên cho trẻ bú mẹ xong mới đi ngủ. Nếu tốt hơn nữa thì không cho trẻ bú mẹ trong phòng ngủ để trẻ phân biệt được giờ ăn với giấc ngủ . Khi trẻ thức giấc giữa đêm, cha mẹ không cần phải lao đến bên cạnh ngay lập tức mà hãy cho trẻ cơ hội để tự ngủ lại. Hầu hết trẻ sẽ chuyển từ ngủ 2 lần sang ngủ 1 lần vào ban ngày ở giai đoạn 15-18 tháng. Nếu để trẻ ngủ ngày quá nhiều thì trẻ sẽ không đủ mệt để buồn ngủ vào buổi tối. Vì vậy ở giai đoạn trẻ biết đi, không nên để trẻ ngủ ngày quá 3 tiếng. Cũng cần bảo đảm trẻ không ngủ ngày quá muộn để buổi tối khó buồn ngủ. Thời gian bắt đầu ngủ ngày nên trước 2h chiều và cũng nên ngủ hắn hoi trên giường ngủ. Không để trẻ bị quá khích trước giờ ngủ: Khoảng 1 giờ trước khi ngủ nên giữ mọi chuyện yên tĩnh và nhẹ nhàng bằng những hoạt động như đọc sách, hát, chơi các trò yên tĩnh... Nếu trong thời gian này trẻ vẫn chạy nhảy thì sẽ khó ngủ hơn. (nguồn ảnh: WebMD)
Hãy thôi là chiếc giường của con: Bố mẹ có xu hướng dành quá nhiều thời gian bế ẵm và đu đưa vào buổi tối khi chuẩn bị đến giờ giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Lâu dần trẻ sẽ học cách phải được dỗ dành thì mới ngủ, và nếu không may bị thức giấc nửa đêm thì không thể tự mình ngủ lại được. Lưu ý là trong một vài tuần đầu thì cha mẹ có thể dỗ bé kiểu gì cũng được nhưng từ 3 tháng trở đi thì nên để bé học cách tự ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường hoặc cũi trong khi vẫn còn thức.
Tránh vừa đi vừa ngủ: Nếu trẻ thường buồn ngủ khi nằm trong xe đẩy hoặc ghế ngồi xe hơi thì trẻ sẽ quen với việc phải có chuyển động mới ngủ được và sẽ trở nên khó ngủ. Vì vậy dù là ngủ ngày hay đêm thì trẻ cũng cần ngủ trên giường.
Không nên cho trẻ bú mẹ ngay trước khi ngủ vì nếu không may trẻ thức giấc nửa đêm, trẻ sẽ không ngủ lại được nếu không được bú mẹ. Trẻ sơ sinh cũng cần học cách tự dỗ dành bản thân mình. Vì vậy, nên cho trẻ bú mẹ xong mới đi ngủ. Nếu tốt hơn nữa thì không cho trẻ bú mẹ trong phòng ngủ để trẻ phân biệt được giờ ăn với giấc ngủ .
Khi trẻ thức giấc giữa đêm, cha mẹ không cần phải lao đến bên cạnh ngay lập tức mà hãy cho trẻ cơ hội để tự ngủ lại.
Hầu hết trẻ sẽ chuyển từ ngủ 2 lần sang ngủ 1 lần vào ban ngày ở giai đoạn 15-18 tháng. Nếu để trẻ ngủ ngày quá nhiều thì trẻ sẽ không đủ mệt để buồn ngủ vào buổi tối. Vì vậy ở giai đoạn trẻ biết đi, không nên để trẻ ngủ ngày quá 3 tiếng.
Cũng cần bảo đảm trẻ không ngủ ngày quá muộn để buổi tối khó buồn ngủ. Thời gian bắt đầu ngủ ngày nên trước 2h chiều và cũng nên ngủ hắn hoi trên giường ngủ.
Không để trẻ bị quá khích trước giờ ngủ: Khoảng 1 giờ trước khi ngủ nên giữ mọi chuyện yên tĩnh và nhẹ nhàng bằng những hoạt động như đọc sách, hát, chơi các trò yên tĩnh... Nếu trong thời gian này trẻ vẫn chạy nhảy thì sẽ khó ngủ hơn. (nguồn ảnh: WebMD)