Mọi người thường nghe rằng nên ăn nhiều rau hơn để tăng cường sức khỏe, thế nhưng, không phải loại rau nào cũng thích hợp để ăn nhiều. Có những loại rau có chứa nhiều axit oxalic, nếu không được nấu chín kỹ hoặc vì một số lý do khác, việc hấp thụ axit oxalic có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi. (Ảnh minh họa)Những loại rau sau đây có hàm lượng axit oxalic cao, vì vậy bạn nên chú ý đến lượng ăn của mình.1. Mướp đắng: Mướp đắng đem lại nhiều lợi ích và cũng có nhiều cách chế biến, là loại rau thường thấy trên bàn ăn. Tuy nhiên, mướp đắng có hàm lượng axit oxalic tương đối cao, cứ 100g mướp thì chứa 459mg axit oxalic nên bạn cần chú ý lượng ăn của mình.Chưa hết, mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này.Đặc biệt, những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.2. Cải bó xôi: Cải bó xôi vừa rẻ, vừa bổ, giàu dinh dưỡng, là một trong những loại rau được nhiều người cao tuổi ưa thích.Tuy nhiên, hàm lượng axit oxalic trong cải bó xôi tương đối cao, nó cũng chứa một lượng lớn purin, cả hai đều có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.Purin chuyển hóa bên trong cơ thể và làm tăng lượng axit uric nên cũng không tốt cho người mắc các bệnh như viêm khớp do gút. Tuy nhiên, axit oxalic của rau cải bó xôi dễ tan trong nước, nên chần qua trước khi ăn thì có thể loại bỏ bớt một phần hàm lượng chất này.3. Rau dền: Rau dền rất giàu chất đạm và nhiều loại vitamin, khoáng chất, thậm chí chất đạm có trong rau dền còn dễ hấp thu hơn sữa.Tuy nhiên, hàm lượng axit oxalic trong rau dền cũng tương đối cao, lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe thận.Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành axit uric khi tiêu hóa, có thể làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận. Hệ quả là, cơ thể có thể hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn.Để rau dền bớt đi axit oxalic, bạn có thể ăn sau khi chần và cũng phải kiểm soát lượng ăn vào một cách hợp lý. Mời quý độc giả xem thêm video: Làm giàu từ mô hình trồng rau an toàn. Nguồn video: VTV.
Mọi người thường nghe rằng nên ăn nhiều rau hơn để tăng cường sức khỏe, thế nhưng, không phải loại rau nào cũng thích hợp để ăn nhiều. Có những loại rau có chứa nhiều axit oxalic, nếu không được nấu chín kỹ hoặc vì một số lý do khác, việc hấp thụ axit oxalic có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi. (Ảnh minh họa)
Những loại rau sau đây có hàm lượng axit oxalic cao, vì vậy bạn nên chú ý đến lượng ăn của mình.
1. Mướp đắng: Mướp đắng đem lại nhiều lợi ích và cũng có nhiều cách chế biến, là loại rau thường thấy trên bàn ăn. Tuy nhiên, mướp đắng có hàm lượng axit oxalic tương đối cao, cứ 100g mướp thì chứa 459mg axit oxalic nên bạn cần chú ý lượng ăn của mình.
Chưa hết, mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này.
Đặc biệt, những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
2. Cải bó xôi: Cải bó xôi vừa rẻ, vừa bổ, giàu dinh dưỡng, là một trong những loại rau được nhiều người cao tuổi ưa thích.
Tuy nhiên, hàm lượng axit oxalic trong cải bó xôi tương đối cao, nó cũng chứa một lượng lớn purin, cả hai đều có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Purin chuyển hóa bên trong cơ thể và làm tăng lượng axit uric nên cũng không tốt cho người mắc các bệnh như viêm khớp do gút. Tuy nhiên, axit oxalic của rau cải bó xôi dễ tan trong nước, nên chần qua trước khi ăn thì có thể loại bỏ bớt một phần hàm lượng chất này.
3. Rau dền: Rau dền rất giàu chất đạm và nhiều loại vitamin, khoáng chất, thậm chí chất đạm có trong rau dền còn dễ hấp thu hơn sữa.
Tuy nhiên, hàm lượng axit oxalic trong rau dền cũng tương đối cao, lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe thận.
Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành axit uric khi tiêu hóa, có thể làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận. Hệ quả là, cơ thể có thể hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn.
Để rau dền bớt đi axit oxalic, bạn có thể ăn sau khi chần và cũng phải kiểm soát lượng ăn vào một cách hợp lý.