1. Duy trì thói quen có hại cho mắt. Một trong những thói quen có hại cho mắt phổ biến là sử dụng mắt ở khoảng cách gần thời gian dài như nhìn lâu vào sách, màn hình điện tử hay máy chơi game,... Sử dụng thời gian dài sẽ khi gây mỏi mắt, khô mắt. (Ảnh: ABLW, minh họa)Ngoài ra, tư thế mắt không đúng (nhìn xuống điện thoại, sách), ngồi sai tư thế cũng có thể gây suy giảm thị lực. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn bảo vệ mắt bằng cách không nhìn lâu màn hình điện tử, duy trì tư thế mắt đúng, chỉnh tư thế ngồi, phân bố thời gian làm việc, học tập cân đối với nghỉ ngơi, thư giãn.2. Môi trường không đủ sáng. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực trẻ em. Cụ thể, môi trường không đủ sáng sẽ khiến mắt tổn thương, điều tiết liên tục gây mỏi mắt. Môi trường quá sáng cũng không tốt, có thể gây kích ứng mắt trẻ, suy giảm thị lực.3. Ít vận động ngoài trời. Nhiều trẻ dành phần lớn thời gian trong nhà, thiếu các hoạt động ngoài trời. Thói quen này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển thể chất mà còn tác động tiêu cực đến thị lực. Nguyên nhân bởi các hoạt động ngoài trời giúp mắt được nghỉ ngơi tốt hơn, mang lại nhiều ánh sáng và kích thích thị giác cho trẻ.Trong sinh hoạt, bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, chơi bóng, đánh cầu, đạp xe,... để bảo vệ thị lực.4. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và cân bằng. Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến thị lực trẻ. Trẻ ăn đa dạng, sử dụng thực phẩm lành mạnh góp phần cung cấp lượng vitamin A, E, kẽm,... cần thiết giúp duy trì thị lực tốt. Ngược lại, ăn uống thiếu chất hoặc chế độ ăn thiếu cân đối sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực.Chẳng hạn, trẻ thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của võng mạc và mô mắt. Lâu dần gây nên các vấn đề thị lực. Để tăng cường thị lực cho con, chuyên gia khuyên bố mẹ nên làm các việc sau:Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Thiết bị điện tử là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ tiếp cận kiến thức, sử dụng đúng cách sẽ rất tốt. Thay vì để trẻ sử dụng tùy ý, bộ mẹ nên kiểm soát thời gian con sử dụng những thiết bị này.Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ từ 3-5 tuổi nên hạn chế thời gian sử dụng dưới 1 giờ mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên lên lịch sử dụng để mắt trẻ không làm việc quá tải.Kiểm tra thị lực thường xuyên. Kiểm tra thị lực thường xuyên giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề thị lực. Nhờ vậy, chúng ta có thể can thiệp kịp thời, tránh tình trạng ngày càng xấu.Thiết kế môi trường đọc đủ sáng. Khuyến khích trẻ ngồi đúng khoảng cách và độ cao để tránh mỏi mắt, cận thị.Khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời. Như phân tích ở trên, ánh sáng tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa cận thị, cải thiện khả năng nhìn xa của trẻ. Bạn có thể tận dụng các bài tập như đá bóng, đạp xe, đánh cầu,... để trẻ hứng thú, vận động lâu hơn.Ăn uống đủ chất. Chế độ ăn của trẻ cần cân bằng và giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể vừa ngăn ngừa các bệnh về mắt, bảo vệ thị lực. Phụ huynh có thể tham khảo cà rốt, cam, việt quất, rau lá xanh và cá để chế biến bữa ăn hàng ngày cho con.Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ban đêm. Sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ và thị lực của con bạn. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và đảm bảo không sử dụng ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.>>> Mời độc giả xem thêm video: Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị. (Nguồn video: Vinmec)
1. Duy trì thói quen có hại cho mắt. Một trong những thói quen có hại cho mắt phổ biến là sử dụng mắt ở khoảng cách gần thời gian dài như nhìn lâu vào sách, màn hình điện tử hay máy chơi game,... Sử dụng thời gian dài sẽ khi gây mỏi mắt, khô mắt. (Ảnh: ABLW, minh họa)
Ngoài ra, tư thế mắt không đúng (nhìn xuống điện thoại, sách), ngồi sai tư thế cũng có thể gây suy giảm thị lực. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn bảo vệ mắt bằng cách không nhìn lâu màn hình điện tử, duy trì tư thế mắt đúng, chỉnh tư thế ngồi, phân bố thời gian làm việc, học tập cân đối với nghỉ ngơi, thư giãn.
2. Môi trường không đủ sáng. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực trẻ em. Cụ thể, môi trường không đủ sáng sẽ khiến mắt tổn thương, điều tiết liên tục gây mỏi mắt. Môi trường quá sáng cũng không tốt, có thể gây kích ứng mắt trẻ, suy giảm thị lực.
3. Ít vận động ngoài trời. Nhiều trẻ dành phần lớn thời gian trong nhà, thiếu các hoạt động ngoài trời. Thói quen này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển thể chất mà còn tác động tiêu cực đến thị lực. Nguyên nhân bởi các hoạt động ngoài trời giúp mắt được nghỉ ngơi tốt hơn, mang lại nhiều ánh sáng và kích thích thị giác cho trẻ.
Trong sinh hoạt, bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, chơi bóng, đánh cầu, đạp xe,... để bảo vệ thị lực.
4. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và cân bằng. Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến thị lực trẻ. Trẻ ăn đa dạng, sử dụng thực phẩm lành mạnh góp phần cung cấp lượng vitamin A, E, kẽm,... cần thiết giúp duy trì thị lực tốt. Ngược lại, ăn uống thiếu chất hoặc chế độ ăn thiếu cân đối sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Chẳng hạn, trẻ thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của võng mạc và mô mắt. Lâu dần gây nên các vấn đề thị lực. Để tăng cường thị lực cho con, chuyên gia khuyên bố mẹ nên làm các việc sau:
Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Thiết bị điện tử là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ tiếp cận kiến thức, sử dụng đúng cách sẽ rất tốt. Thay vì để trẻ sử dụng tùy ý, bộ mẹ nên kiểm soát thời gian con sử dụng những thiết bị này.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ từ 3-5 tuổi nên hạn chế thời gian sử dụng dưới 1 giờ mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên lên lịch sử dụng để mắt trẻ không làm việc quá tải.
Kiểm tra thị lực thường xuyên. Kiểm tra thị lực thường xuyên giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề thị lực. Nhờ vậy, chúng ta có thể can thiệp kịp thời, tránh tình trạng ngày càng xấu.
Thiết kế môi trường đọc đủ sáng. Khuyến khích trẻ ngồi đúng khoảng cách và độ cao để tránh mỏi mắt, cận thị.
Khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời. Như phân tích ở trên, ánh sáng tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa cận thị, cải thiện khả năng nhìn xa của trẻ. Bạn có thể tận dụng các bài tập như đá bóng, đạp xe, đánh cầu,... để trẻ hứng thú, vận động lâu hơn.
Ăn uống đủ chất. Chế độ ăn của trẻ cần cân bằng và giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể vừa ngăn ngừa các bệnh về mắt, bảo vệ thị lực. Phụ huynh có thể tham khảo cà rốt, cam, việt quất, rau lá xanh và cá để chế biến bữa ăn hàng ngày cho con.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ban đêm. Sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ và thị lực của con bạn. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và đảm bảo không sử dụng ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị. (Nguồn video: Vinmec)