Nước là chất không thể thiếu trong cơ thể con người, nếu cơ thể thiếu nước thì tốc độ máu sẽ chậm lại, lâu dần có thể bị tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, vì vậy mọi người phải chú ý bổ sung nước thường xuyên.
Tuy nhiên, việc uống nước cũng cần phải đúng cách, ví dụ như 2 loại nước nêu dưới đây, nếu uống trong thời gian dài rất dễ bị ung thư thực quản.
1. Nước nóng
Nói đến nước uống, ai cũng cảm thấy nước lạnh dễ kích thích ruột và dạ dày, còn nước nóng rất tốt cho quá trình trao đổi chất, vì vậy nhiều người đã rèn cho mình thói quen uống nước nóng.
|
Ảnh minh họa. |
Thế nhưng, ít người biết rằng, nếu nhiệt độ của nước uống vượt quá 65°C sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Vì thực quản tương đối mỏng manh và chỉ chịu được nhiệt độ cao nhất là 60°C, nếu bạn uống nước quá 65°C thường xuyên sẽ khiến thực quản bị tổn thương liên tục.
Lâu dần gây viêm, gây ra sự tăng sinh bất thường trong quá trình tổn thương rồi tự chữa lành nhiều lần. Đây cũng là lý do chính tại sao Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế liệt kê đồ uống nóng trên 65°C là chất gây ung thư loại 2a.
2. Đồ uống có cồn
Như mọi người đã biết, rượu bia đã được các tổ chức xã hội xác định là chất gây ung thư, bởi nó không chỉ gây thêm gánh nặng chuyển hóa cho gan mà còn gây hại cho miệng, ruột và thực quản.
Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng rượu bia khi đi vào cơ thể con người sẽ dần dần bị phân hủy thành chất acetaldehyde có khả năng gây ung thư rất mạnh, nếu bạn thường xuyên uống đồ uống có cồn thì chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
|
Ảnh minh họa. |
Hãy làm những điều sau đây khi uống nước, có lợi cho sức khỏe của bạn hơn.
1. Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng
Uống một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy một mặt có tác dụng làm loãng máu, tránh cho huyết áp quá đặc gây ra vấn đề tăng huyết áp. Đồng thời, cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó đào thải các chất độc rác tích tụ trong cơ thể con người ra ngoài, tránh làm tổn thương ruột và dạ dày và các cơ quan khác.
2. Nhấm nháp và uống từ từ
Một số người uống nước chỉ để giải tỏa cảm giác khát, vì vậy họ luôn uống một ngụm lớn, điều này không chỉ làm loãng máu nhanh, tăng gánh nặng cho tim mà còn uống dễ gây chướng bụng, nấc cụt.
Cách uống nước đúng là nhấm nháp và uống từ từ, để giữ ẩm cho miệng và cổ họng, làm giảm các triệu chứng khát nước một cách hiệu quả.
|
Ảnh minh họa. |
3. Chú ý đến thời gian uống
Việc lựa chọn thời điểm uống nước cũng rất quan trọng, bình thường bổ sung khoảng 200ml nước mỗi giờ là có thể tránh được tình trạng máu bị vón cụ , thứ hai nên uống một cốc nước vào hai khoảng thời gian là 11h trưa và 17h chiều. Một mặt, nó có thể bổ sung nước, mặt khác có thể giảm bớt cảm giác đói và kiểm soát lượng calo nạp vào một cách hiệu quả.
4. Không uống nước ngay sau bữa ăn
Vừa ăn cơm xong, bụng còn đầy thức ăn, nếu uống nước ngay sẽ làm loãng dịch vị, gây khó tiêu. Nhìn chung, nước uống có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể con người, chẳng hạn như thúc đẩy tuần hoàn máu, duy trì hoạt động của các chức năng cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa sự tích tụ rác thải độc tố trong cơ thể nhưng phải uống đúng cách mới được.