Ngày nay một căn bếp có hiện đại bao nhiêu vẫn được cho là chưa đầy đủ nếu thiếu lò vi sóng nhờ khả năng nấu chín, rã đông và làm nóng rất nhiều loại thực phẩm. Dụng cụ nhà bếp này dùng bức xạ sóng ngắn – đây là một bức xạ sóng điện từ tương đương với sóng radio và ánh sáng hồng ngoại. Mặc dù được coi là an toàn nhưng mạng internet vẫn tràn ngập các bài báo về những ảnh hưởng của bức xạ sóng ngắn với thực phẩm. Một số cho rằng lò vi sóng có thể gây đục nhân mắt và ung thư. Số khác lại cho rằng lò vi sóng làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm. Lò vi sóng có làm thực phẩm bị mất dưỡng chất? Bất kỳ quá trình chế biến nào, dù làm nóng hay làm lạnh – đều dẫn tới sự biến đổi đặc tính vật chất, cấu trúc hóa học và dinh dưỡng của thực phẩm. Nếu lò vi sóng khiến thực phẩm bị mất chất, có chăng là do nhiệt độ nấu quá cao hoặc thời gian nấu quá dài.Nếu kết hợp đúng đắn thời gian với nhiệt độ thì không những giữ lại được dưỡng chất của thực phẩm mà còn cải thiện được mùi vị, kết cấu và màu sắc của món ăn. Thời gian và nhiệt độ bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm. Những thực phẩm có nguy cơ cao như thịt, cá, trứng cần được làm nóng tối thiểu ở 60 độ C mới ăn được. Nấu ăn bằng lò vi sóng sẽ gần như không ảnh hưởng tới các vitamin và hợp chất tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như thời gian nấu nhanh nên các nhóm chất hóa học và polyphenol có trong rau xanh làm tăng hoạt động chống oxy hóa của thực phẩm sẽ được giữ lại.Nấu ăn bằng lò vi sóng sẽ gần như không ảnh hưởng tới các vitamin và hợp chất tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như thời gian nấu nhanh nên các nhóm chất hóa học và polyphenol có trong rau xanh làm tăng hoạt động chống oxy hóa của thực phẩm sẽ được giữ lại.Một dưỡng chất quan trọng có trong rau xanh sẽ bị phá hủy khi nấu nướng chính là vitamin C. Nhưng nếu luộc rau thì còn bị mất nhiều chất hơn so với nấu trong lò vi sóng vì còn bị mất đi những dưỡng chất hòa tan trong nước. Nấu ăn bằng lò vi sóng gây ung thư? Hợp chất gây ung thư được nghiên cứu sâu nhất chính là HCA (heterocyclic aromatic amines). Chất này được hình thành tự nhiên trong những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá trong quá trình nấu nướng, nhất là khi nấu ở nhiệt độ cao và thời gian dài. Như vậy, phương pháp nấu nướng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành HCA. Cho đến giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn nhiều đồ ăn nấu trong lò vi sóng gây ung thư. Có một số bằng chứng cho thấy các chất hóa học có trong bao bì đóng gói sẽ ngấm vào thức ăn khi nấu trong lò vi sóng và gây ung thư. Nhưng hầu hết các loại bao bì và đồ đựng thực phẩm hiện nay đều được sản xuất để phù hợp với lò vi sóng. Như vậy, nếu các sản phẩm đóng gói có ghi là an toàn khi dùng trong lò vi sóng thì người tiêu dùng có thể yên tâm. Lò vi sóng có diệt được vi khuẩn bên trong thực phẩm? Nhược điểm lớn nhất của lò vi sóng về mặt an toàn thực phẩm là phân bố nhiệt độ không đều. Lò vi sóng chỉ có thể diệt được những vi khuẩn gây bệnh nếu thời gian và nhiệt độ phù hợp. Ở nhiệt độ trên 60 độ C, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đều bị tiêu diệt nhưng các độc tố do vi khuẩn sản sinh ra thì vẫn tồn tại. Tương tự như vậy với các phương pháp chế biến khác. Như vậy, để giảm thiểu những nguy cơ này thì chỉ còn cách là bảo quản thực phẩm sao cho tốt.
Ngày nay một căn bếp có hiện đại bao nhiêu vẫn được cho là chưa đầy đủ nếu thiếu lò vi sóng nhờ khả năng nấu chín, rã đông và làm nóng rất nhiều loại thực phẩm. Dụng cụ nhà bếp này dùng bức xạ sóng ngắn – đây là một bức xạ sóng điện từ tương đương với sóng radio và ánh sáng hồng ngoại.
Mặc dù được coi là an toàn nhưng mạng internet vẫn tràn ngập các bài báo về những ảnh hưởng của bức xạ sóng ngắn với thực phẩm. Một số cho rằng lò vi sóng có thể gây đục nhân mắt và ung thư. Số khác lại cho rằng lò vi sóng làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Lò vi sóng có làm thực phẩm bị mất dưỡng chất? Bất kỳ quá trình chế biến nào, dù làm nóng hay làm lạnh – đều dẫn tới sự biến đổi đặc tính vật chất, cấu trúc hóa học và dinh dưỡng của thực phẩm. Nếu lò vi sóng khiến thực phẩm bị mất chất, có chăng là do nhiệt độ nấu quá cao hoặc thời gian nấu quá dài.
Nếu kết hợp đúng đắn thời gian với nhiệt độ thì không những giữ lại được dưỡng chất của thực phẩm mà còn cải thiện được mùi vị, kết cấu và màu sắc của món ăn. Thời gian và nhiệt độ bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm. Những thực phẩm có nguy cơ cao như thịt, cá, trứng cần được làm nóng tối thiểu ở 60 độ C mới ăn được.
Nấu ăn bằng lò vi sóng sẽ gần như không ảnh hưởng tới các vitamin và hợp chất tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như thời gian nấu nhanh nên các nhóm chất hóa học và polyphenol có trong rau xanh làm tăng hoạt động chống oxy hóa của thực phẩm sẽ được giữ lại.
Nấu ăn bằng lò vi sóng sẽ gần như không ảnh hưởng tới các vitamin và hợp chất tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như thời gian nấu nhanh nên các nhóm chất hóa học và polyphenol có trong rau xanh làm tăng hoạt động chống oxy hóa của thực phẩm sẽ được giữ lại.
Một dưỡng chất quan trọng có trong rau xanh sẽ bị phá hủy khi nấu nướng chính là vitamin C. Nhưng nếu luộc rau thì còn bị mất nhiều chất hơn so với nấu trong lò vi sóng vì còn bị mất đi những dưỡng chất hòa tan trong nước.
Nấu ăn bằng lò vi sóng gây ung thư? Hợp chất gây ung thư được nghiên cứu sâu nhất chính là HCA (heterocyclic aromatic amines). Chất này được hình thành tự nhiên trong những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá trong quá trình nấu nướng, nhất là khi nấu ở nhiệt độ cao và thời gian dài. Như vậy, phương pháp nấu nướng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành HCA. Cho đến giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn nhiều đồ ăn nấu trong lò vi sóng gây ung thư.
Có một số bằng chứng cho thấy các chất hóa học có trong bao bì đóng gói sẽ ngấm vào thức ăn khi nấu trong lò vi sóng và gây ung thư. Nhưng hầu hết các loại bao bì và đồ đựng thực phẩm hiện nay đều được sản xuất để phù hợp với lò vi sóng. Như vậy, nếu các sản phẩm đóng gói có ghi là an toàn khi dùng trong lò vi sóng thì người tiêu dùng có thể yên tâm.
Lò vi sóng có diệt được vi khuẩn bên trong thực phẩm? Nhược điểm lớn nhất của lò vi sóng về mặt an toàn thực phẩm là phân bố nhiệt độ không đều. Lò vi sóng chỉ có thể diệt được những vi khuẩn gây bệnh nếu thời gian và nhiệt độ phù hợp. Ở nhiệt độ trên 60 độ C, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đều bị tiêu diệt nhưng các độc tố do vi khuẩn sản sinh ra thì vẫn tồn tại. Tương tự như vậy với các phương pháp chế biến khác. Như vậy, để giảm thiểu những nguy cơ này thì chỉ còn cách là bảo quản thực phẩm sao cho tốt.