Tiểu Kim năm nay 26 tuổi. Cách đây 1 tháng, cô thường xuyên cảm thấy đói, khát và tiểu nhiều. Cảm thấy các triệu chứng rất giống người mẹ mắc bệnh tiểu đường nên Kim đi khám. Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ chẩn đoán cô bị tiểu đường giống mẹ. Điều này khiến Kim và bạn trai cảm thấy khó tin vì bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ.Khi được bác sĩ tư vấn, Tiểu Kim nhận thấy căn bệnh có liên quan đến sở thích uống trà sữa của mình. Đây là món khoái khẩu nên cô uống chúng mọi lúc. Thậm chí có ngày Kim uống trà sữa thay nước lọc.Theo bác sĩ, uống trà sữa thường xuyên làm tăng nguy cơ tiểu đường. Dù mùi vị của chúng rất hấp dẫn, bạn vẫn nên uống lượng vừa phải. Ước tính, một cốc trà sữa 750ml có thể chứa 99g đường và 41g chất béo.May mắn thay, Tiểu Kim phát hiện bệnh kịp thời. Cô chỉ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, thư giãn, chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập là có thể hạ đường huyết.Thông qua trường hợp của Tiểu Kim, bác sĩ nhấn mạnh ngoài trà sữa, có 3 thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường dưới đây.Hoa quả sấy. Nhiều người thích ăn hoa quả sấy bởi hương vị thơm ngon lại chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, loại trái cây này chứa lượng đường rất cao. Nếu ăn thường xuyên hoặc lượng lớn có thể làm tăng đường huyết.Cháo. Cháo là món ăn quen thuộc với nhiều người. Tuy dễ tiêu nhưng người có lượng đường huyết cao không nên ăn cháo. Nguyên nhân bởi cháo chứa nhiều chất bột đường, ăn quá nhiều sẽ chuyển hóa thành đường làm tăng đường huyết.Gạo nếp. Tương tự như cháo, món ăn từ gạo nếp ngon nhưng lại chứa lượng calo cùng bột đường rất cao. Ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng.Ngoài việc nhấn mạnh 3 thực phẩm tưởng lành song dễ gây tiểu đường, chuyên gia sức khỏe khuyên nên đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bệnh tiểu đường.Khi mắc, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi; da ngứa khó chịu; vết thương nhỏ khó lành; tê bì chân tay; nhìn mờ... Khi có các dấu hiệu bệnh tiểu đường trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Đồng thời, tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện mỗi ngày. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews
Tiểu Kim năm nay 26 tuổi. Cách đây 1 tháng, cô thường xuyên cảm thấy đói, khát và tiểu nhiều. Cảm thấy các triệu chứng rất giống người mẹ mắc bệnh tiểu đường nên Kim đi khám. Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ chẩn đoán cô bị tiểu đường giống mẹ. Điều này khiến Kim và bạn trai cảm thấy khó tin vì bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ.
Khi được bác sĩ tư vấn, Tiểu Kim nhận thấy căn bệnh có liên quan đến sở thích uống trà sữa của mình. Đây là món khoái khẩu nên cô uống chúng mọi lúc. Thậm chí có ngày Kim uống trà sữa thay nước lọc.
Theo bác sĩ, uống trà sữa thường xuyên làm tăng nguy cơ tiểu đường. Dù mùi vị của chúng rất hấp dẫn, bạn vẫn nên uống lượng vừa phải. Ước tính, một cốc trà sữa 750ml có thể chứa 99g đường và 41g chất béo.
May mắn thay, Tiểu Kim phát hiện bệnh kịp thời. Cô chỉ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, thư giãn, chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập là có thể hạ đường huyết.
Thông qua trường hợp của Tiểu Kim, bác sĩ nhấn mạnh ngoài trà sữa, có 3 thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường dưới đây.
Hoa quả sấy. Nhiều người thích ăn hoa quả sấy bởi hương vị thơm ngon lại chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, loại trái cây này chứa lượng đường rất cao. Nếu ăn thường xuyên hoặc lượng lớn có thể làm tăng đường huyết.
Cháo. Cháo là món ăn quen thuộc với nhiều người. Tuy dễ tiêu nhưng người có lượng đường huyết cao không nên ăn cháo. Nguyên nhân bởi cháo chứa nhiều chất bột đường, ăn quá nhiều sẽ chuyển hóa thành đường làm tăng đường huyết.
Gạo nếp. Tương tự như cháo, món ăn từ gạo nếp ngon nhưng lại chứa lượng calo cùng bột đường rất cao. Ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng.
Ngoài việc nhấn mạnh 3 thực phẩm tưởng lành song dễ gây tiểu đường, chuyên gia sức khỏe khuyên nên đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bệnh tiểu đường.
Khi mắc, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi; da ngứa khó chịu; vết thương nhỏ khó lành; tê bì chân tay; nhìn mờ... Khi có các dấu hiệu bệnh tiểu đường trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Đồng thời, tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện mỗi ngày. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews