Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa do cơ thể không tiết đủ insulin. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh sẽ tiếp tục tăng cao, có thể ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất tổng thể và gây tổn thương mãn tính cho nhiều hệ thống và cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm đến mạng sống.Vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác phòng chống bệnh tiểu đường, cũng phải hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường là gì? Liệu có phải chỉ ăn đồ ngọt, uống nước ngọt nhiều và thường xuyên mới gây ra bệnh tiểu đường hay không, còn nguyên nhân, yếu tố nào khác?Thực tế, bác sĩ đã chỉ ra, 4 yếu tố sau cũng chính là "đồng bọn" của đường, tiếp tay cho sát thủ ngọt ngào gây ra căn bệnh tiểu đường.1. Béo phì. Người béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường. Tế bào mỡ ở những người này sẽ tăng lên, kéo theo sự gia tăng liên tục các chất chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả là hoạt động của insulin sẽ bị giảm sút, dẫn đến tình trạng kháng insulin.Khi tình trạng kháng insulin phát triển, lượng đường trong máu không thể đi vào các tế bào kịp thời để thực hiện vai trò của nó, sau đó sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Glucose không được cơ thể sử dụng bình thường cũng sẽ được bài tiết qua nước tiểu, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.Với những người béo phì, quá trình trao đổi chất chậm hơn, làm tăng hàm lượng mỡ trong máu, dễ hình thành bệnh mỡ máu. Một số axit béo tự do có nồng độ cao do tăng lipid máu sẽ xuất hiện trong các tế bào đảo tụy, và xác suất phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng lên.2. Lười vận động thời gian dài. Ngồi lâu, không vận động sẽ không tiêu hao nhiều calo, làm tăng gánh nặng cho các tế bào tuyến tụy trong cơ thể. Lâu dần dẫn đến quá tải, làm cho chức năng tế bào tụy bị phế, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng của insulin trong cơ thể, lượng đường trong máu tăng.Lười vận động cũng khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm, quá trình chuyển hóa glucose diễn ra không bình thường, do đó lượng đường huyết trong cơ thể tiếp tục tăng cao khiến họ dễ bị bệnh tiểu đường.3. Nhiễm virus lặp đi lặp lại. Mặc dù nhiễm virus không trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng nếu tình trạng nhiễm virus xảy ra nhiều lần, chẳng hạn như virus viêm não, virus Epstein-Barr, virus rubella, virus viêm cơ tim, virus quai bị hoặc virus Coxsackie thì rất có hại.Việc nhiễm các loại virus này nhiều lần rất dễ gây ra tình trạng kháng insulin ở các mô khắp cơ thể. Nếu tình trạng kháng insulin diễn ra trong thời gian dài, cuối cùng sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường.4. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo. Khi cơ thể con người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, hàm lượng chất béo trong cơ thể sẽ tăng lên, điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa carbohydrate của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy.Việc tuyến tụy không thể tiết insulin một cách bình thường dẫn đến sự gia tăng mãn tính lượng đường trong máu, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Muốn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tiểu đường, bạn cần phải điều chỉnh lại lối sống nếu như có những yếu tố trên.Mời quý độc giả xem video: Phát hiện sớm và phòng ngừa kịp thời bệnh tiểu đường. Nguồn HTV1
Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa do cơ thể không tiết đủ insulin. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh sẽ tiếp tục tăng cao, có thể ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất tổng thể và gây tổn thương mãn tính cho nhiều hệ thống và cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm đến mạng sống.
Vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác phòng chống bệnh tiểu đường, cũng phải hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường là gì? Liệu có phải chỉ ăn đồ ngọt, uống nước ngọt nhiều và thường xuyên mới gây ra bệnh tiểu đường hay không, còn nguyên nhân, yếu tố nào khác?
Thực tế, bác sĩ đã chỉ ra, 4 yếu tố sau cũng chính là "đồng bọn" của đường, tiếp tay cho sát thủ ngọt ngào gây ra căn bệnh tiểu đường.
1. Béo phì. Người béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường. Tế bào mỡ ở những người này sẽ tăng lên, kéo theo sự gia tăng liên tục các chất chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả là hoạt động của insulin sẽ bị giảm sút, dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Khi tình trạng kháng insulin phát triển, lượng đường trong máu không thể đi vào các tế bào kịp thời để thực hiện vai trò của nó, sau đó sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Glucose không được cơ thể sử dụng bình thường cũng sẽ được bài tiết qua nước tiểu, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
Với những người béo phì, quá trình trao đổi chất chậm hơn, làm tăng hàm lượng mỡ trong máu, dễ hình thành bệnh mỡ máu. Một số axit béo tự do có nồng độ cao do tăng lipid máu sẽ xuất hiện trong các tế bào đảo tụy, và xác suất phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng lên.
2. Lười vận động thời gian dài. Ngồi lâu, không vận động sẽ không tiêu hao nhiều calo, làm tăng gánh nặng cho các tế bào tuyến tụy trong cơ thể. Lâu dần dẫn đến quá tải, làm cho chức năng tế bào tụy bị phế, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng của insulin trong cơ thể, lượng đường trong máu tăng.
Lười vận động cũng khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm, quá trình chuyển hóa glucose diễn ra không bình thường, do đó lượng đường huyết trong cơ thể tiếp tục tăng cao khiến họ dễ bị bệnh tiểu đường.
3. Nhiễm virus lặp đi lặp lại. Mặc dù nhiễm virus không trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng nếu tình trạng nhiễm virus xảy ra nhiều lần, chẳng hạn như virus viêm não, virus Epstein-Barr, virus rubella, virus viêm cơ tim, virus quai bị hoặc virus Coxsackie thì rất có hại.
Việc nhiễm các loại virus này nhiều lần rất dễ gây ra tình trạng kháng insulin ở các mô khắp cơ thể. Nếu tình trạng kháng insulin diễn ra trong thời gian dài, cuối cùng sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường.
4. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo. Khi cơ thể con người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, hàm lượng chất béo trong cơ thể sẽ tăng lên, điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa carbohydrate của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy.
Việc tuyến tụy không thể tiết insulin một cách bình thường dẫn đến sự gia tăng mãn tính lượng đường trong máu, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Muốn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tiểu đường, bạn cần phải điều chỉnh lại lối sống nếu như có những yếu tố trên.
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện sớm và phòng ngừa kịp thời bệnh tiểu đường. Nguồn HTV1