Bệnh tim. Chất béo thừa tích tụ xung quanh cơ thể ảnh hưởng đến các chức năng của tim mạch. Khi tim không bơm máu như bình thường, ảnh hưởng đến một số vấn đề về tim như hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim. Do đó, một trong những hậu quả của béo phì chính là gây ra bệnh tim mạch. Bạn nên kiểm soát cân nặng cũng như thực hành chế độ tập luyện mỗi ngày để phòng bệnh tật.Huyết áp cao. Người béo có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người không béo từ hai tối sáu lần. Theo một vài nghiên cứu thì có tới 60% người tăng huyết áp đều mắc căn bệnh béo phì. Lý do là khi ta béo thì trái tim phải làm việc liên tục nhiều hơn để cung cấp máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể. Một lý do nữa là người béo dễ bị tiểu đường týp 2, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy cơ đưa tới cao huyết áp.Bệnh tiểu đường. Trong 80% người bệnh tiểu đường týp 2 đều là những người mắc bệnh béo phì. Béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin, một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường. Càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì.Ung thư. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng, ung thư thực quản. Nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ lên cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.Các bệnh về gan. Khi chất béo tích tụ xung quanh gan gây bênh gan nhiễm mỡ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan.Khó thở. Khi các chất béo trong cơ thể bị lắng lại, đặc biệt là khu vực xung quanh dạ dày, ngực và cơ hoành, phổi có thể gây ra triệu chứng khó thở.Đau khớp gối. Các chất béo gia tăng cũng dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể. Điều này dẫn đến áp lực lên các khớp tăng, kéo theo các triệu chứng đau khớp và đầu gối.Nguy cơ đông máu. Khi chất béo tích tụ quanh vùng bụng làm tăng lưu lượng máu đến các tĩnh mạch sâu, dẫn đến tăng nguy cơ đông máu. Ảnh: Boldsky
Bệnh tim. Chất béo thừa tích tụ xung quanh cơ thể ảnh hưởng đến các chức năng của tim mạch. Khi tim không bơm máu như bình thường, ảnh hưởng đến một số vấn đề về tim như hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim. Do đó, một trong những hậu quả của béo phì chính là gây ra bệnh tim mạch. Bạn nên kiểm soát cân nặng cũng như thực hành chế độ tập luyện mỗi ngày để phòng bệnh tật.
Huyết áp cao. Người béo có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người không béo từ hai tối sáu lần. Theo một vài nghiên cứu thì có tới 60% người tăng huyết áp đều mắc căn bệnh béo phì. Lý do là khi ta béo thì trái tim phải làm việc liên tục nhiều hơn để cung cấp máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể. Một lý do nữa là người béo dễ bị tiểu đường týp 2, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy cơ đưa tới cao huyết áp.
Bệnh tiểu đường. Trong 80% người bệnh tiểu đường týp 2 đều là những người mắc bệnh béo phì. Béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin, một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường. Càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì.
Ung thư. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng, ung thư thực quản. Nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ lên cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.
Các bệnh về gan. Khi chất béo tích tụ xung quanh gan gây bênh gan nhiễm mỡ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan.
Khó thở. Khi các chất béo trong cơ thể bị lắng lại, đặc biệt là khu vực xung quanh dạ dày, ngực và cơ hoành, phổi có thể gây ra triệu chứng khó thở.
Đau khớp gối. Các chất béo gia tăng cũng dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể. Điều này dẫn đến áp lực lên các khớp tăng, kéo theo các triệu chứng đau khớp và đầu gối.
Nguy cơ đông máu. Khi chất béo tích tụ quanh vùng bụng làm tăng lưu lượng máu đến các tĩnh mạch sâu, dẫn đến tăng nguy cơ đông máu. Ảnh: Boldsky