Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem được xây bên trên mộ Chúa Jesus. Ảnh: Uriel Sinai/Stringer.Ở chính giữa nhà thờ Mộ Thánh hình vòm là phòng thờ Holly Edicule (có nghĩa là "căn phòng nhỏ" trong tiếng Latin) được xây trùm quanh mộ. Các phiến đá cẩm thạch được cho là có niên đại ít nhất là vào năm 1555. Ảnh: ODED BALILTY/NATIONAL GEOGRAPHIC.Ngôi mộ được phát hiện bởi Helena - mẹ của hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Cơ Đốc giáo Constantine năm 326. Công trình kiến trúc Edicule cho phép những người hành hương nhìn xuống phiến đá từng đặt thi hài Chúa Jesus. Edicule được xây lại vào khoảng năm 1808 - 1810 sau một trận hỏa hoạn. Ảnh: Spencer Platt/Staff.Một nhóm công nhân lật mở phiến đá cẩm thạch che bên trên "giường chôn" - nơi Chúa Jesus yên nghỉ sau khi bị đóng đinh. Theo Robert Cargill, nhà khảo cổ học đồng thời là tác giả cuốn sách "Những thành phố xây nên Kinh Thánh", phiến đá cẩm thạch bảo vệ chiếc giường đá khỏi bị hư hỏng trước những kẻ phá hoại. Ảnh: DUSAN VRANIC/NATIONAL GEOGRAPHIC.Đây là ảnh chụp mái vòm Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem vào năm 1900. Ảnh: Hulton Archive/Stringer.Bên trong Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem được chụp vào năm 1950. Bệ thờ bên trong nhà thờ Mộ Thánh này được cho là nơi Chúa Jesus phục sinh theo Phúc âm Thánh Luke. Nhà khảo cổ Cargill cho biết không có bằng chứng khảo cổ trực tiếp chỉ ra Chúa Jesus bị đóng đinh hoặc được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người theo đạo Cơ Đốc giáo. Ảnh: Three Lions/Getty Images.Một người hành hương đặt tay lên Tảng đá xức dầu thánh trong nhà thờ Mộ Thánh năm 2014. Tảng đá này được cho là nơi đặt xác Chúa Jesus để chuẩn bị chôn cất. Ảnh: Spencer Platt/Getty Images.Một góc Edicule được xây trùm quanh mộ. Ảnh: Lior Mizrahi/Getty Images.
Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem được xây bên trên mộ Chúa Jesus. Ảnh: Uriel Sinai/Stringer.
Ở chính giữa nhà thờ Mộ Thánh hình vòm là phòng thờ Holly Edicule (có nghĩa là "căn phòng nhỏ" trong tiếng Latin) được xây trùm quanh mộ. Các phiến đá cẩm thạch được cho là có niên đại ít nhất là vào năm 1555. Ảnh: ODED BALILTY/NATIONAL GEOGRAPHIC.
Ngôi mộ được phát hiện bởi Helena - mẹ của hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Cơ Đốc giáo Constantine năm 326. Công trình kiến trúc Edicule cho phép những người hành hương nhìn xuống phiến đá từng đặt thi hài Chúa Jesus. Edicule được xây lại vào khoảng năm 1808 - 1810 sau một trận hỏa hoạn. Ảnh: Spencer Platt/Staff.
Một nhóm công nhân lật mở phiến đá cẩm thạch che bên trên "giường chôn" - nơi Chúa Jesus yên nghỉ sau khi bị đóng đinh. Theo Robert Cargill, nhà khảo cổ học đồng thời là tác giả cuốn sách "Những thành phố xây nên Kinh Thánh", phiến đá cẩm thạch bảo vệ chiếc giường đá khỏi bị hư hỏng trước những kẻ phá hoại. Ảnh: DUSAN VRANIC/NATIONAL GEOGRAPHIC.
Đây là ảnh chụp mái vòm Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem vào năm 1900. Ảnh: Hulton Archive/Stringer.
Bên trong Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem được chụp vào năm 1950. Bệ thờ bên trong nhà thờ Mộ Thánh này được cho là nơi Chúa Jesus phục sinh theo Phúc âm Thánh Luke. Nhà khảo cổ Cargill cho biết không có bằng chứng khảo cổ trực tiếp chỉ ra Chúa Jesus bị đóng đinh hoặc được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người theo đạo Cơ Đốc giáo. Ảnh: Three Lions/Getty Images.
Một người hành hương đặt tay lên Tảng đá xức dầu thánh trong nhà thờ Mộ Thánh năm 2014. Tảng đá này được cho là nơi đặt xác Chúa Jesus để chuẩn bị chôn cất. Ảnh: Spencer Platt/Getty Images.
Một góc Edicule được xây trùm quanh mộ. Ảnh: Lior Mizrahi/Getty Images.