COVID-19 hiện có bao nhiêu biến chủng?

Google News

Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, tạo ra những biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh, khiến giới chuyên gia lo ngại. Vậy đến nay, COVID-19 có bao nhiêu biến chủng?

COVID-19 là một bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.
Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Các loại virus như SARS-CoV-2 liên tục biến đổi khi xảy ra thay đổi trong mã di truyền (do đột biến gen hoặc tái tổ hợp virus) trong quá trình sao chép bộ gen, khiến giới chuyên gia lo ngại.
COVID-19 hien co bao nhieu bien chung?
 Ảnh minh họa: Reuters. 
Từ tháng 10/2020, các biến thể của virus corona bắt đầu xuất hiện, làm tăng tốc độ lây nhiễm của virus, tăng nguy cơ tái nhiễm bệnh, tăng khả năng vô hiệu hóa các kháng thể đơn dòng cũng như vắc xin, tăng nguy cơ bệnh nặng phải nhập viện và tử vong.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đã thành lập Nhóm liên ngành về SARS-CoV-2 (SIG) để tăng cường phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Viện Y tế Quốc gia (NIH), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Nâng cao Y sinh (BARDA) và Bộ Quốc phòng (DoD).
Nhóm liên ngành này tập trung vào việc xác định đặc điểm nhanh của các biến thể mới phát sinh và tích cực theo dõi tác động tiềm tàng của chúng đối với các biện pháp đối phó SARS-CoV-2 quan trọng, bao gồm vắc xin, việc trị liệu và chẩn đoán.
Theo SIG, hiện có 4 nhóm biến thể COVID-19 là biến thể đang được theo dõi, biến thể đáng quan tâm, biến thể đáng lo ngại và biến thể có hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
1. Biến thể đang được theo dõi (VBM):
Alpha (B.1.1.7 và biến thể dòng Q)
Beta (B.1.351 và các dòng phụ)
Gamma (P.1 và các dòng phụ)
Delta (B.1.617.2 và các dòng AY)
Epsilon (B.1.427 và B.1.429)
Eta (B.1.525)
Iota (B.1.526)
Kappa (B.1.617.1)
1.617.3
Mu (B.1.621, B.1.621.1)
Zeta (P.2)
2. Biến thể đáng quan tâm (VOI)
3. Biến thể đáng lo ngại (VOC)
Omicron (các dòng B.1.1.529, BA.1, BA.1.1, BA.2, BA.3, BA.4 và BA.5)
4. Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC)
COVID-19 hien co bao nhieu bien chung?-Hinh-2
Ảnh minh họa: Reuters.  
Trong đó, 5 biến thể COVID-19 đáng lưu ý hiện nay, gồm:
Delta: Biến thể Delta (B.1.617.2) thuộc nhóm biến thể đáng lo ngại.
Delta xuất hiện ở Ấn Độ tháng 9/2021 và lây lan nhanh ở hầu hết các quốc gia đang có dịch COVID-19. Vắc xin ngừa COVID-19 có thể ngăn tình trạng bệnh nặng hơn phải nhập viện và tử vong do chủng Delta. Các phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép có hiệu quả với người nhiễm chủng Delta.
Alpha: Biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, đánh dấu cho đợt bùng phát COVID-19 toàn cầu từ cuối năm 2020, trong đó có Việt Nam. Biến thể Alpha có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với chủng cũ.
Gamma: Biến thể Gamma được phát hiện đã tồn tại ở Brazil từ tháng 11/2020, có khả năng lây lan cao gấp 2,5 lần so với chủng SARS-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu.
Beta: Biến thể Beta được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi. Biến thể Beta có khả năng lây nhiễm cao gấp 1,5 lần so với biến thể Alpha ở Anh.
Omicron: Biến thể Omicron (B.1.1.529) được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2021 tại Nam Phi, được đưa vào nhóm biến thể đáng lo ngại. Omicron đang dần thay thế chủng Delta ở nhiều quốc gia. Omicron có khả năng lây truyền cao hơn chủng cũ.
Đáng chú ý, biến thể phụ BA.5 của Omicron đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Được biết, BA.5 đã trở thành chủng nổi trội ở Mỹ và chiếm ưu thế nhất ở Bồ Đào Nha. Biến chủng Omicron BA.5 đã có mặt ở hầu hết các nước Châu Âu và Australia cũng đã báo cáo các ca mắc tăng.
Tại Việt Nam, biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xâm nhập và ghi nhận các ca bệnh tại TP HCM, Hà Nội.
Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn diễn tiến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, song người dân lại đang có thái độ chủ quan, lơ là việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định như đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay sát khuẩn,...
Trước tình hình này, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), nhấn mạnh việc đeo khẩu trang là cần thiết, đặc biệt khi dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, nhưng cần có sự linh hoạt.
Người dân không nên chủ quan, bỏ hoàn toàn việc đeo khẩu trang, điều này rất nguy hiểm. Đặc biệt khi vào các cơ sở y tế, tiếp xúc với người có triệu chứng thì càng cần phải đeo khẩu trang.
Theo chuyên gia, chúng ta vẫn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, trong đó khuyến khích và nêu cao ý thức phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, phòng bệnh trong môi trường kín, tiếp xúc gần trong đám đông…Người ho, sốt, khó thở không nên đến chỗ đông người, chủ động giữ khoảng cách với người khác. Ngược lại, người lành không tiếp xúc với người có triệu chứng ho, sốt để phòng bệnh…
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin COVID-19 nhắc lại - mũi 3 và 4 cho các đối tượng nào để đảm bảo duy trì miễn dịch.
Bộ Y tế đã đề xuất khuyến cáo V2K, nghĩa là vắc xin - khẩu trang - khử khuẩn trong phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, thông điệp 5K vẫn được sử dụng nếu xuất hiện những biến chủng mới gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)

An An (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)