Muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh vàng da... Theo Tổ chức Y tế Thế giới, muỗi là vật trung gian truyền virus Dengue cho người, khiến hàng triệu người chết mỗi năm. Ước tính, mỗi năm muỗi lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người trên thế giới. (Ảnh minh họa)Muỗi phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, ở các vị trí ẩm thấp như đầm lầy, ao hồ, vùng nước đọng, nơi nhiều cây... Đáng lưu ý, những loại cây như sả, bạc hà, phong lữ thảo được xem là “ khắc tinh” của muỗi. Chúng không chỉ xua muỗi hiệu quả mà còn giúp trang trí, cải thiện không gian sống.Sả. Sả là loại thảo mộc có mùi chanh đậm, nguồn gốc châu Á, phân bố ở các vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, châu Phi... Thân sả thấp, toàn cây tỏa hương thơm sảng khoái. Sả được thu hoạch hai lần một năm, chủ yếu để chiết xuất tinh dầu.Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm ấn tượng. Đồng thời, nó có thể đẩy lùi tất cả các loại côn trùng. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ tin rằng, sả là một loại thuốc trừ sâu sinh học, có thể đối phó với côn trùng có hại như muỗi theo một "phương thức hoạt động không độc hại" tự nhiên.Sả phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu ấm áp, nhiều nắng. Nếu trồng trong chậu, bạn nên chọn đất thịt pha cát tơi xốp, màu mỡ, đảm bảo chậu có khả năng thoát nước tốt.Phong lữ thảo. Phong lữ được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Cây có chiều cao trung bình 30-60cm, thân có lông mịn. Loại hoa này tỏa mùi thơm dễ chịu nên thường được trồng làm cảnh, trang trí bệ cửa, xua đuổi côn trùng. Phong lữ thảo rất hợp để đặt trong phòng ngủ. Hương sắc loại hoa này vừa mang tới không gian sống lãng mạn, vừa giúp đuổi muỗi hiệu quả.Chăm sóc phong lữ, bạn cần tưới nước đều đặn mỗi ngày, lưu ý không tưới nước trực tiếp lên lá. Việc làm này có thể khiến lá và thân phong lữ dễ bị thối nếu không thoát nước kịp thời. Bạn cũng không nên bón nhiều phân cho phong lữ. Mỗi tháng chỉ cần bón một lượng nhỏ đạm là có thể cung cấp dinh dưỡng đủ để cây phát triển.Bạc hà. Bạc hà có vị cay nồng, tính mát và không độc. Đặc biệt, loại cây này có mùi thơm dịu mát dễ chịu. Nhờ vậy, chúng thường được chiết xuất để lấy tinh dầu, trồng để xua muỗi.Bạc hà là cây ưa nắng, ánh sáng mặt trời có lợi cho quá trình hình thành hương thơm. Nếu trồng bạc hà trong nhà, bạn nên đặt chậu ra nơi có nắng 3 ngày/lần, mỗi lần kéo dài 1-2 ngày rồi mới mang vào.Bạc hà ưa khí hậu ấm áp, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển là 20-30°C. Đồng thời, bạc hà cũng có khả năng chịu lạnh rất tốt. Nhiệt độ xuống mức 2°C, cây chuyển sang trạng thái ngủ đông. Gặp thời tiết thuận lợi, cây sẽ phục hồi và phát triển mạnh. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê. (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh vàng da... Theo Tổ chức Y tế Thế giới, muỗi là vật trung gian truyền virus Dengue cho người, khiến hàng triệu người chết mỗi năm. Ước tính, mỗi năm muỗi lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người trên thế giới. (Ảnh minh họa)
Muỗi phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, ở các vị trí ẩm thấp như đầm lầy, ao hồ, vùng nước đọng, nơi nhiều cây... Đáng lưu ý, những loại cây như sả, bạc hà, phong lữ thảo được xem là “ khắc tinh” của muỗi. Chúng không chỉ xua muỗi hiệu quả mà còn giúp trang trí, cải thiện không gian sống.
Sả. Sả là loại thảo mộc có mùi chanh đậm, nguồn gốc châu Á, phân bố ở các vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, châu Phi... Thân sả thấp, toàn cây tỏa hương thơm sảng khoái. Sả được thu hoạch hai lần một năm, chủ yếu để chiết xuất tinh dầu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm ấn tượng. Đồng thời, nó có thể đẩy lùi tất cả các loại côn trùng. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ tin rằng, sả là một loại thuốc trừ sâu sinh học, có thể đối phó với côn trùng có hại như muỗi theo một "phương thức hoạt động không độc hại" tự nhiên.
Sả phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu ấm áp, nhiều nắng. Nếu trồng trong chậu, bạn nên chọn đất thịt pha cát tơi xốp, màu mỡ, đảm bảo chậu có khả năng thoát nước tốt.
Phong lữ thảo. Phong lữ được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Cây có chiều cao trung bình 30-60cm, thân có lông mịn. Loại hoa này tỏa mùi thơm dễ chịu nên thường được trồng làm cảnh, trang trí bệ cửa, xua đuổi côn trùng.
Phong lữ thảo rất hợp để đặt trong phòng ngủ. Hương sắc loại hoa này vừa mang tới không gian sống lãng mạn, vừa giúp đuổi muỗi hiệu quả.
Chăm sóc phong lữ, bạn cần tưới nước đều đặn mỗi ngày, lưu ý không tưới nước trực tiếp lên lá. Việc làm này có thể khiến lá và thân phong lữ dễ bị thối nếu không thoát nước kịp thời. Bạn cũng không nên bón nhiều phân cho phong lữ. Mỗi tháng chỉ cần bón một lượng nhỏ đạm là có thể cung cấp dinh dưỡng đủ để cây phát triển.
Bạc hà. Bạc hà có vị cay nồng, tính mát và không độc. Đặc biệt, loại cây này có mùi thơm dịu mát dễ chịu. Nhờ vậy, chúng thường được chiết xuất để lấy tinh dầu, trồng để xua muỗi.
Bạc hà là cây ưa nắng, ánh sáng mặt trời có lợi cho quá trình hình thành hương thơm. Nếu trồng bạc hà trong nhà, bạn nên đặt chậu ra nơi có nắng 3 ngày/lần, mỗi lần kéo dài 1-2 ngày rồi mới mang vào.
Bạc hà ưa khí hậu ấm áp, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển là 20-30°C. Đồng thời, bạc hà cũng có khả năng chịu lạnh rất tốt. Nhiệt độ xuống mức 2°C, cây chuyển sang trạng thái ngủ đông. Gặp thời tiết thuận lợi, cây sẽ phục hồi và phát triển mạnh.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê. (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)