Nhịp sống bận rộn, nhiều người không thể duy trì thời gian vệ sinh cá nhân cố định, tắm và gội đầu thất thường, thậm chí ngay trước khi đi ngủ buổi đêm. Đáng lưu ý, thời điểm gội đầu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)Nhược điểm gội đầu buổi sáng. Buổi sáng ngủ dậy, nhiều người khó chịu với mái tóc bết dầu, nhớp nháp mồ hôi. Gội đầu lúc này giúp bạn làm sạch đầu, khởi đầu ngày mới tươm tất. Tuy vậy, gội đầu buổi sáng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.Thời điểm thức dậy buổi sáng, tuần hoàn máu tương đối chậm, vỏ não khá nhạy cảm. Gội đầu nước ấm sẽ tăng cường tuần hoàn máu, khiến lượng máu lên não tăng đột ngột. Hệ quả là cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, dễ bị đau đầu.Bên cạnh đó, buổi sáng là thời điểm tăng cường dương khí. Gội đầu buổi sáng, ngay cả khi bạn gội bằng nước ấm, nếu không chú ý tránh gió tránh rét, khí ẩm rất dễ thâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông. Điều này làm suy giảm dương khí, ảnh hưởng xấu đến dương khí của tạng phủ, khiến dương khí khó phát triển trong cơ thể.Duy trì tình trạng này thời gian dài dễ khiến cơ thể thiếu dương với những biểu hiện như rụng tóc, suy giảm khả năng miễn dịch, dễ nhức đầu khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ trở lạnh.Trong khi đó, gội đầu bằng nước lạnh buổi sáng còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều. Nước lạnh sẽ nhanh chóng làm suy giảm dương khí trong người. Duy trì tình trạng thiếu dương thời gian dài, cơ thể dễ đối diện tình trạng rối loạn cương dương, khả năng miễn dịch kém...Nhược điểm gội đầu buổi tối. Buổi tối, mọi người có nhiều thời gian rảnh sau ngày dài làm việc, rất thích hợp để dưỡng tóc, chăm sóc bản thân. Gội đầu thời điểm này cũng khiến bạn cảm thấy thư giãn, sạch sẽ trước khi đi vào giấc ngủ.Tuy nhiên, bạn không nên gội đầu thời điểm từ 23 giờ đến 2 giờ sáng. Đây là thời điểm tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi của não bộ. Gội đầu sẽ kích thích hoạt động tế bào não, dây thần kinh hưng phấn, không tốt cho việc nghỉ ngơi.Đồng thời, buổi tối nhiệt độ môi trường giảm, độ ẩm môi trường cao. Tóc ướt sẽ khó khô, khi khô tóc dễ bị xơ. Không những vậy, gội đầu ban đêm rồi đi ngủ ngay còn gây ra hiện tượng thiếu khí, đau đầu, chóng mặt, thậm chí có thể bị cảm. Nếu không có lựa chọn khác, bạn cần lau tóc bằng khăn bông, sấy khô rồi mới đi ngủ.Nhìn chung, gội đầu buổi sáng hay buổi tối đều ảnh hưởng sức khỏe. Theo chuyên gia, thời điểm gội đầu an toàn nhất là khung giờ từ 13-22 giờ.Đáng lưu ý, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên. Dầu gội và việc chà xát da đầu quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dầu trong các tuyến da đầu, phá hủy sự cân bằng chuyển hóa dầu.Người sở hữu mái tóc khô thì 2-3 ngày nên gội đầu 1 lần. Trong khi đó, người tóc dầu có thể tăng tần suất gội đầu song việc gội đầu hàng ngày không được khuyến khích.
Mời độc giả xem thêm video: Uống trà xanh đúng cách để cơ thể khỏe hơn (Nguồn video: VTV)
Nhịp sống bận rộn, nhiều người không thể duy trì thời gian vệ sinh cá nhân cố định, tắm và gội đầu thất thường, thậm chí ngay trước khi đi ngủ buổi đêm. Đáng lưu ý, thời điểm gội đầu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Nhược điểm gội đầu buổi sáng. Buổi sáng ngủ dậy, nhiều người khó chịu với mái tóc bết dầu, nhớp nháp mồ hôi. Gội đầu lúc này giúp bạn làm sạch đầu, khởi đầu ngày mới tươm tất. Tuy vậy, gội đầu buổi sáng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Thời điểm thức dậy buổi sáng, tuần hoàn máu tương đối chậm, vỏ não khá nhạy cảm. Gội đầu nước ấm sẽ tăng cường tuần hoàn máu, khiến lượng máu lên não tăng đột ngột. Hệ quả là cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, dễ bị đau đầu.
Bên cạnh đó, buổi sáng là thời điểm tăng cường dương khí. Gội đầu buổi sáng, ngay cả khi bạn gội bằng nước ấm, nếu không chú ý tránh gió tránh rét, khí ẩm rất dễ thâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông. Điều này làm suy giảm dương khí, ảnh hưởng xấu đến dương khí của tạng phủ, khiến dương khí khó phát triển trong cơ thể.
Duy trì tình trạng này thời gian dài dễ khiến cơ thể thiếu dương với những biểu hiện như rụng tóc, suy giảm khả năng miễn dịch, dễ nhức đầu khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ trở lạnh.
Trong khi đó, gội đầu bằng nước lạnh buổi sáng còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều. Nước lạnh sẽ nhanh chóng làm suy giảm dương khí trong người. Duy trì tình trạng thiếu dương thời gian dài, cơ thể dễ đối diện tình trạng rối loạn cương dương, khả năng miễn dịch kém...
Nhược điểm gội đầu buổi tối. Buổi tối, mọi người có nhiều thời gian rảnh sau ngày dài làm việc, rất thích hợp để dưỡng tóc, chăm sóc bản thân. Gội đầu thời điểm này cũng khiến bạn cảm thấy thư giãn, sạch sẽ trước khi đi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, bạn không nên gội đầu thời điểm từ 23 giờ đến 2 giờ sáng. Đây là thời điểm tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi của não bộ. Gội đầu sẽ kích thích hoạt động tế bào não, dây thần kinh hưng phấn, không tốt cho việc nghỉ ngơi.
Đồng thời, buổi tối nhiệt độ môi trường giảm, độ ẩm môi trường cao. Tóc ướt sẽ khó khô, khi khô tóc dễ bị xơ. Không những vậy, gội đầu ban đêm rồi đi ngủ ngay còn gây ra hiện tượng thiếu khí, đau đầu, chóng mặt, thậm chí có thể bị cảm. Nếu không có lựa chọn khác, bạn cần lau tóc bằng khăn bông, sấy khô rồi mới đi ngủ.
Nhìn chung, gội đầu buổi sáng hay buổi tối đều ảnh hưởng sức khỏe. Theo chuyên gia, thời điểm gội đầu an toàn nhất là khung giờ từ 13-22 giờ.
Đáng lưu ý, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên. Dầu gội và việc chà xát da đầu quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dầu trong các tuyến da đầu, phá hủy sự cân bằng chuyển hóa dầu.
Người sở hữu mái tóc khô thì 2-3 ngày nên gội đầu 1 lần. Trong khi đó, người tóc dầu có thể tăng tần suất gội đầu song việc gội đầu hàng ngày không được khuyến khích.