Thoạt nhìn tằm sắn sẽ gây ra cảm giác “kinh sợ” vì chẳng khác gì một loài côn trùng trên bàn ăn khá ghê rợn nhưng khi được thưởng thức, thực khách sẽ thấy đây là một món vừa ăn sạch vừa bổ dưỡng.Khi chưa chế biến, con tằm trông khá đáng sợ, nhưng khi qua bàn tay xào nấu, lại trở nên đặc biệt vô cùng bởi vị béo ngon khó mà cưỡng nổi.Tằm sắn thường được nuôi từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Trung bình mỗi nong tằm nếu được chăm sóc tốt thì khoảng 18 ngày sẽ cho thu hoạch. Khi tằm ngả sang màu vàng, đó là lúc bắt đầu “thu hoạch”.Tằm sắn có thể luộc lên rồi chấm mắm ớt ăn luôn, rất bùi hoặc rang với mỡ lợn hoặc thịt ba chỉ, phổ biến nhất là món tằm rang lá chanh. Gia vị không thể thiếu của món tằm là ớt và lá chanh.Sơ chế tằm cho vào chậu nước rồi khuấy đều cho hết bẩn, sau đó thả tằm vào trần qua nước sôi, chúng sẽ nhả hết tơ và duỗi thẳng người ra.Tằm được bỏ vào chảo rang cùng với muối, đảo luôn tay để tránh bị khét. Khi những con tằm đã săn lại thì múc tằm ra đĩa, để riêng.Để tăng dinh dưỡng cho thực phẩm, chuẩn bị thêm thịt nạc vai thái con chì, nhỏ bằng con tằm, cho vào chảo, đảo kỹ. Mỡ trong thịt tiết ra hết, thịt khô lại, cháy cạnh, vàng đều là được.Sau đó, đổ tằm đã rang vào, trộn đều, cho thêm chút mỡ nước đảo cho cả tằm và thịt cùng khô, tỏa mùi thơm thì bắc ra. Sau đó rắc một ít lá chanh thái chỉ vào chảo tằm rang vừa bắc xuống. Số lá chanh còn lại được rắc lên trên đĩa tằm rang cho đẹp mắt.Tương tự, sâu muồng cũng là một loại côn trùng nhắc đến đã thấy rợn tóc gáy nhưng khi chế biến thành món ăn thì nó trở thành món ăn đầy hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam.Sâu muồng là loài sâu ăn lá muồng, loại cây thường được bà con trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy, bờ lô cà phê vừa để chắn gió vừa để sử dụng bóng mát.Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3, tháng 4. Nhộng sâu muồng được sử dụng như một món ăn đặc trưng của người đồng bào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.Sâu muồng có thể chế biến bằng cách ăn sống, luộc hoặc chiên. Thậm chí, nhộng sâu muồng và sâu muồng xào sả ớt còn là món ăn giúp cho anh em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tăng sức đề kháng sốt rét trong mùa mưa. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video "Côn trùng, ấu trùng - Đặc sản hay món ăn tử thần". Nguồn: THVL.
Thoạt nhìn tằm sắn sẽ gây ra cảm giác “kinh sợ” vì chẳng khác gì một loài côn trùng trên bàn ăn khá ghê rợn nhưng khi được thưởng thức, thực khách sẽ thấy đây là một món vừa ăn sạch vừa bổ dưỡng.
Khi chưa chế biến, con tằm trông khá đáng sợ, nhưng khi qua bàn tay xào nấu, lại trở nên đặc biệt vô cùng bởi vị béo ngon khó mà cưỡng nổi.
Tằm sắn thường được nuôi từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Trung bình mỗi nong tằm nếu được chăm sóc tốt thì khoảng 18 ngày sẽ cho thu hoạch. Khi tằm ngả sang màu vàng, đó là lúc bắt đầu “thu hoạch”.
Tằm sắn có thể luộc lên rồi chấm mắm ớt ăn luôn, rất bùi hoặc rang với mỡ lợn hoặc thịt ba chỉ, phổ biến nhất là món tằm rang lá chanh. Gia vị không thể thiếu của món tằm là ớt và lá chanh.
Sơ chế tằm cho vào chậu nước rồi khuấy đều cho hết bẩn, sau đó thả tằm vào trần qua nước sôi, chúng sẽ nhả hết tơ và duỗi thẳng người ra.
Tằm được bỏ vào chảo rang cùng với muối, đảo luôn tay để tránh bị khét. Khi những con tằm đã săn lại thì múc tằm ra đĩa, để riêng.
Để tăng dinh dưỡng cho thực phẩm, chuẩn bị thêm thịt nạc vai thái con chì, nhỏ bằng con tằm, cho vào chảo, đảo kỹ. Mỡ trong thịt tiết ra hết, thịt khô lại, cháy cạnh, vàng đều là được.
Sau đó, đổ tằm đã rang vào, trộn đều, cho thêm chút mỡ nước đảo cho cả tằm và thịt cùng khô, tỏa mùi thơm thì bắc ra. Sau đó rắc một ít lá chanh thái chỉ vào chảo tằm rang vừa bắc xuống. Số lá chanh còn lại được rắc lên trên đĩa tằm rang cho đẹp mắt.
Tương tự, sâu muồng cũng là một loại côn trùng nhắc đến đã thấy rợn tóc gáy nhưng khi chế biến thành món ăn thì nó trở thành món ăn đầy hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam.
Sâu muồng là loài sâu ăn lá muồng, loại cây thường được bà con trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy, bờ lô cà phê vừa để chắn gió vừa để sử dụng bóng mát.
Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3, tháng 4. Nhộng sâu muồng được sử dụng như một món ăn đặc trưng của người đồng bào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Sâu muồng có thể chế biến bằng cách ăn sống, luộc hoặc chiên. Thậm chí, nhộng sâu muồng và sâu muồng xào sả ớt còn là món ăn giúp cho anh em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tăng sức đề kháng sốt rét trong mùa mưa. Ảnh: Internet.