Chị em mắc phải chứng tử cung lạnh nên ăn gì?

Google News

Tử cung lạnh là một trong những vấn đề gây không ít khó khăn, bất lợi cho sức khỏe phụ nữ. Chị em nên ăn gì và có biện pháp phòng ngừa ra sao?

Tử cung lạnh gây nhiều phiền toái cho sức khỏe nữ giới
Ảnh hưởng buồng trứng
Tử cung lạnh còn có những cách gọi khác như bào cung bị tổn thương hoặc tử cung hư hàn. Tình trạng này có thể khiến chức năng buồng trứng suy giảm, điển hình là chu kỳ rụng trứng bất thường, nội tiết rối loạn, mất cân bằng các hormone, kinh nguyệt không ổn định, thậm chí là trở ngại khả năng mang thai ở phụ nữ.
Ảnh hưởng tử cung
Tử cung là nơi sinh ra hiện tượng kinh nguyệt và cũng là “tổ” cho thai nhi phát triển. Một khi chị em mắc chứng tử cung lạnh thì các chức năng của cơ quan này đều bị ảnh hưởng theo. Trứng và tinh trùng không thể tiến hình thụ tinh bình thường, cho dù có thành công cũng có nguy cơ càng sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
Chi em mac phai chung tu cung lanh nen an gi?
Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng ống dẫn trứng
Nữ giới bị tử cung lạnh còn dễ dẫn đến làm mất cân bằng hoặc suy giảm chức năng của ống dẫn trứng, khiến cho quá trình thụ tinh khó diễn ra thuận lợi, thậm chí trứng và tinh trùng không thể kết hợp với nhau, gây khó khăn cho khả năng mang thai và sinh con.
Chị em bị tử cung lạnh nên ăn gì để cải thiện?
Đậu đỏ
Đậu đỏ rất giàu protein, vitamin B1, B2 cùng nhiều loại khoáng chất khác. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, cùng với những công hiệu bồi bổ thân thể, dưỡng nhan, kiện tỳ vị nên đậu đỏ là lựa chọn lý tưởng để cải thiện chứng tử cung lạnh, giúp làm ấm cơ quan sinh dục này ở phụ nữ.
Táo đen
Theo Đông y, táo đen có tính ấm, vị ngọt, còn có danh xưng là “kho dinh dưỡng” do nó chứa nhiều loại dưỡng chất khác nhau, có hiệu quả bổ thận, dưỡng dạ dày, tăng cường sức sống, làm chậm lão hóa. Phụ nữ bị tử cung lạnh có thể dùng táo đen để bồi bổ khí huyết, làm ấm tử cung và dưỡng da rất hiệu quả.
Nhãn nhục
Nhãn nhục dễ dàng mua được ở các tiệm thuốc đông y, loại dược liệu này rất giàu hàm lượng sắt, có tác dụng tăng cường khí huyết, cân bằng tính hàn trong tử cung. Tuy nhiên do nhãn nhụcc có thuộc tính nhiệt khá cao nên cần sử dụng hợp lý.
Đương quy
Đương quy cũng là một vị thuốc đông y phổ biến, có hiệu quả bổ máu hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm thống kinh và chứng tử cung lạnh ở phụ nữ. Bạn có thể ngâm đương quy với nước sôi để uống hoặc nấu món canh gà hầm đương quy để thay đổi khẩu vị.
Tử cung lạnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Đừng tham lạnh
Để đảm bảo sức khỏe và chức năng làm mẹ, chị em nên chủ động phòng ngừa tử cung lạnh ngay từ đầu. Trước tiên là thay đổi thói quen thích ăn uống các thực phẩm lạnh, mặc dù chúng có thể giải khát tức thời nhưng dễ kích thích các cơ quan bên trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết.
Chú ý giữ ấm
Bất kể là thời tiết lạnh hay nóng, chị em vẫn nên giữ ấm thân thể đúng cách, nhất là các vị trí như tay, chân, cổ, bụng v.v… Nếu phải sử dụng máy lạnh, không nên để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người và thường xuyên mở cửa sổ để trao đổi không khí, đồng thời tập thói quen tắm nắng mỗi ngày.
Siêng massage
Lục phủ ngũ tạng có mối liên quan đến tứ chi của con người, đặc biệt lòng bàn tay và lòng bàn chân cần giữ ấm và thường xuyên thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng, kích thích các huyệt vị và lưu thông máu huyết.
Đừng quên tập thể dục
Tùy thể chất và điều kiện của mỗi người mà lựa chọn thời gian lẫn bài tập phù hợp. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để vận động cơ thể, tăng cường sức đề kháng và chức năng thải độc, đẩy các hàn khí ra ngoài, bảo vệ sức khỏe tử cung và toàn thân.
Theo Thiên Khuê / Em Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)