Nấm độc trắng hình nón có mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng; thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu; chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Chúng có độc tố chính là các amanitin (amatoxin) với độc tính cao. Nấm mũ khía nâu xám có mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm; cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống; thịt nấm cũng có màu trắng. Loại nấm kịch độc này thường mọc trên đất rừng hoặc nơi có nhiều lá cây mục nát. Độc tố chính của loại nấm này là muscarin gây ra các triệu chứng thần kinh như ra mồ hôi quá độ, hôn mê, chứng co giật, ảo giác, kích động, suy nhược, liệt cơ kết tràng,… Triệu chứng sẽ giảm bớt sau 2 giờ, hiếm khi tử vong, chỉ xảy ra khi bị ngộ độc quá nặng gây rối loạn, hư hỏng tim mạch và hô hấp. Nấm Entoloma sinuatum: Có mũ nấm hình nón; cuống nấm hình trụ; thịt nấm dày. Đây là loại nấm độc, thường mọc trên đất rừng, ven rừng vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Loài nấm này đã gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. E. sinuatum gây ra vấn đề chủ yếu là đường tiêu hóa, mặc dù nói chung không đe dọa tính mạng, nhưng chúng gây ra trạng thái rất khó chịu. Mê sảng và trầm cảm là di chứng hiếm. Nấm độc xanh đen hay còn gọi là nấm lục. Phiến nấm màu trắng, có khi lấp lánh màu lục. Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung có dạng trứng, màu trắng. Khi trưởng thành, mũ nâng lên và phá vỡ bao chung. Trong nấm độc xanh đen có chứa 2 chất độc là amanitin và phalloidin, có thể gây chết người nếu dù chỉ ăn một góc của cây nấm. Manitin và phalloidin là nhóm gây độc chậm. Các triệu chứng xuất hiện muộn sau ăn nấm 6 giờ. Các loại độc tố này tập trung ở gan và gây viêm gan nhiễm độc. Nấm ô tán trắng phiến xanh là loại nấm có độc tính thấp, chỉ gây rối loạn tiêu hóa. Mũ nấm khi trưởng thành có hình ô hoặc trải phẳng với đường kính từ 5-15cm; thịt nấm có màu trắng; chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Loài nấm này thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ,... Nấm độc tán trắng là loại nấm cực độc ở Việt Nam. Mũ nấm có màu trắng, mặt mũ nhẵn; cuống nấm có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ; thịt nấm trắng, mềm; chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Loài nấm độc này thường mọc trên đất rừng, cũng có khi mọc ven đường, bãi cỏ vào mùa xuân đến mùa thu. Độc tố của nấm tác dụng lên tế bào gan gây hoại tử gan, thải trừ qua nước tiểu, sữa gây ngộ độc cho trẻ còn bú sữa. Triệu chứng đầu tiên sau ăn nấm xuất hiện muộn (6 – 24 giờ), trung bình khoảng 10 - 12 giờ với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước rất nhiều lần. Tiếp theo xuất hiện suy gan, suy thận (vàng da, tiểu nhiều, tiểu ít, hôn mê) và tử vong. Nấm đen nhạt còn gọi là nấm xanh đen, nấm bìu - tên khoa học là Amanita phaloides thuộc họ nấm tán Amanitaceae. Loại này quả nấm thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, lúc đầu mũ có hình bán cầu sau trải phẳng, đường kính khoảng 6-12cm, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ. Đây là loại nấm cực độc, chỉ khoảng 30g nấm (một miếng nhỏ bằng ngón tay út) cũng đủ giết chết một người trưởng thành. Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong. Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.
Nấm độc trắng hình nón có mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng; thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu; chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Chúng có độc tố chính là các amanitin (amatoxin) với độc tính cao.
Nấm mũ khía nâu xám có mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm; cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống; thịt nấm cũng có màu trắng. Loại nấm kịch độc này thường mọc trên đất rừng hoặc nơi có nhiều lá cây mục nát. Độc tố chính của loại nấm này là muscarin gây ra các triệu chứng thần kinh như ra mồ hôi quá độ, hôn mê, chứng co giật, ảo giác, kích động, suy nhược, liệt cơ kết tràng,… Triệu chứng sẽ giảm bớt sau 2 giờ, hiếm khi tử vong, chỉ xảy ra khi bị ngộ độc quá nặng gây rối loạn, hư hỏng tim mạch và hô hấp.
Nấm Entoloma sinuatum: Có mũ nấm hình nón; cuống nấm hình trụ; thịt nấm dày. Đây là loại nấm độc, thường mọc trên đất rừng, ven rừng vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Loài nấm này đã gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. E. sinuatum gây ra vấn đề chủ yếu là đường tiêu hóa, mặc dù nói chung không đe dọa tính mạng, nhưng chúng gây ra trạng thái rất khó chịu. Mê sảng và trầm cảm là di chứng hiếm.
Nấm độc xanh đen hay còn gọi là nấm lục. Phiến nấm màu trắng, có khi lấp lánh màu lục. Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung có dạng trứng, màu trắng. Khi trưởng thành, mũ nâng lên và phá vỡ bao chung. Trong nấm độc xanh đen có chứa 2 chất độc là amanitin và phalloidin, có thể gây chết người nếu dù chỉ ăn một góc của cây nấm. Manitin và phalloidin là nhóm gây độc chậm. Các triệu chứng xuất hiện muộn sau ăn nấm 6 giờ. Các loại độc tố này tập trung ở gan và gây viêm gan nhiễm độc.
Nấm ô tán trắng phiến xanh là loại nấm có độc tính thấp, chỉ gây rối loạn tiêu hóa. Mũ nấm khi trưởng thành có hình ô hoặc trải phẳng với đường kính từ 5-15cm; thịt nấm có màu trắng; chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Loài nấm này thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ,...
Nấm độc tán trắng là loại nấm cực độc ở Việt Nam. Mũ nấm có màu trắng, mặt mũ nhẵn; cuống nấm có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ; thịt nấm trắng, mềm; chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Loài nấm độc này thường mọc trên đất rừng, cũng có khi mọc ven đường, bãi cỏ vào mùa xuân đến mùa thu. Độc tố của nấm tác dụng lên tế bào gan gây hoại tử gan, thải trừ qua nước tiểu, sữa gây ngộ độc cho trẻ còn bú sữa. Triệu chứng đầu tiên sau ăn nấm xuất hiện muộn (6 – 24 giờ), trung bình khoảng 10 - 12 giờ với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước rất nhiều lần. Tiếp theo xuất hiện suy gan, suy thận (vàng da, tiểu nhiều, tiểu ít, hôn mê) và tử vong.
Nấm đen nhạt còn gọi là nấm xanh đen, nấm bìu - tên khoa học là Amanita phaloides thuộc họ nấm tán Amanitaceae. Loại này quả nấm thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, lúc đầu mũ có hình bán cầu sau trải phẳng, đường kính khoảng 6-12cm, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ. Đây là loại nấm cực độc, chỉ khoảng 30g nấm (một miếng nhỏ bằng ngón tay út) cũng đủ giết chết một người trưởng thành.
Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong. Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.