Căn bệnh cứ 30 giây có một người chết

Google News

Trên toàn thế giới, 2 tỷ người bị viêm gan B, đặc biệt hàng trăm triệu ca phải sống chung với căn bệnh này suốt đời.

Viêm gan B hay viêm gan siêu vi là loại bệnh gan thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh do siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan. Siêu vi khuẩn HBV lây truyền qua máu, quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung hoặc dùng lại kim tiêm, và từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang bé mới sinh trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.

Ngày Viêm gan Thế giới được tổ chức ngày 28/7 hàng năm để nâng cao nhận thức về bệnh viêm gan do virus. Chủ đề của năm nay là “không chờ đợi”.

Hai tỷ người bị nhiễm viêm gan B

Theo Quỹ Viêm gan B, hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể loại trừ siêu vi khuẩn viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số người lớn và hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không thể loại trừ siêu vi khuẩn này và sẽ bị nhiễm bệnh mạn tính (suốt đời).

Trên toàn thế giới, 2 tỷ người bị viêm gan B, tương đương cứ 3 người có một ca bệnh. Ước tính, 354 triệu người trên toàn cầu vẫn đang sống chung với căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt, cứ 30 giây, ít nhất một người chết vì viêm gan siêu vi, tương đương hơn một triệu ca tử vong mỗi năm. Con số này lớn hơn cả HIV và sốt rét cộng lại.

Hiện nay, thế giới có 5 loại virus viêm gan chính là A, B, C, D và E. Trong đó, viêm gan B và C dẫn đến bệnh mạn tính ở hàng trăm triệu người trên toàn cầu, cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến xơ gan, ung thư gan và tử vong liên quan đến viêm gan virus.

Can benh cu 30 giay co mot nguoi chet

Ước tính cứ 30 giây, ít nhất một người chết vì viêm gan siêu vi, tương đương hơn một triệu ca tử vong mỗi năm. Ảnh: Verywell.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến năm 2019, ước tính khoảng 116 triệu người ở Tây Thái Bình Dương đang sống chung với bệnh viêm gan B và 10 triệu người mắc bệnh viêm gan C. Hầu hết người bệnh vẫn chưa được chẩn đoán và không được điều trị. Ở Tây Thái Bình Dương, chỉ 18% người mắc bệnh viêm gan B được chẩn đoán và 5% được điều trị.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Viêm gan là một trong những căn bệnh quái ác nhất trên Trái Đất, nhưng nó cũng là một trong những căn bệnh có thể phòng ngừa, điều trị được. Các dịch vụ có thể được cung cấp dễ dàng và rẻ ở tuyến đầu".

Châu Á là lục địa bị ảnh hưởng nhiều

Viêm gan B có thể lây nhiễm cho bất kỳ người nào thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc. Song, người ở một số nơi trên thế giới thường mắc viêm gan B cao như châu Á, một số vùng ở châu Phi, Nam Mỹ, Đông Âu và Trung Đông. Viêm gan B cũng thường gặp ở những người Mỹ được sinh ra (hoặc có cha mẹ được sinh ra) tại những vùng này.

Ở các vùng có tỷ lệ mắc viêm gan B cao, nhiều trẻ em khi vừa chào đời đã mắc bệnh, lây từ mẹ sang con khi người mẹ vô tình mang siêu vi khuẩn. Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc gần gũi hàng ngày với thành viên gia đình bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị nhiễm viêm gan B mạn tính vì hệ miễn dịch còn non, gặp khó khăn trong việc loại bỏ siêu vi khuẩn.

Can benh cu 30 giay co mot nguoi chet-Hinh-2

Viêm gan B có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Quan trọng là trẻ em, người lớn cần phải được tiêm phòng để nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn bệnh trở thành mạn tính. Ảnh: Medicine Net.

Biến chứng nguy hiểm

Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Điều quan trọng là chúng ta phải xét nghiệm để biết mình có mắc bệnh hay không. Chẩn đoán sớm có thể giúp bệnh nhân được điều trị kịp thời, kéo dài thời gian sống.

Viêm gan B nguy hiểm vì nó là "căn bệnh thầm lặng” có thể lây sang những người khác mà họ chẳng hề hay biết. Siêu vi khuẩn có thể tấn công gan lặng lẽ và liên tục trong nhiều năm mà không bị phát hiện.

Hầu hết bệnh nhân không biết mình bị nhiễm bệnh và vô tình lây bệnh cho nhiều người khác. Nếu không được xét nghiệm, viêm gan B có thể tồn tại qua nhiều thế hệ trong một gia đình và trong cộng đồng.

Lời đồn thường gặp là viêm gan B có thể "di truyền" vì vài thế hệ trong một gia đình có thể bị nhiễm bệnh. Nhưng viêm gan B không phải là bệnh di truyền mà do một loại siêu vi khuẩn, thường lây truyền giữa các thành viên gia đình, truyền từ mẹ sang con hoặc khi tình cờ tiếp xúc với máu, dịch tiết của người bệnh. Các gia đình có thể phá vỡ chu kỳ lây nhiễm viêm gan B bằng cách đi xét nghiệm, tiêm chủng và điều trị.

Hầu hết người lớn tự khỏi sau khi nhiễm bệnh cấp tính mà không cần dùng thuốc. Hiện nay, thế giới chưa có phương pháp chữa trị cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Nhưng tin vui là có những phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh gan ở người bị bệnh mạn tính bằng cách làm chậm siêu vi khuẩn. Nếu có ít siêu vi khuẩn viêm gan B được sản sinh hơn, gan sẽ ít bị tổn thương hơn.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.


Theo Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)