Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Vậy nhưng, khi mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid trong khoai sẽ tăng cao. Tiêu thụ quá mức glycoalkaloid có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Thậm chí, ăn lượng glycoalkaloid quá lớn có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn, một số trường hợp đối diện nguy cơ tử vong. (Ảnh: Sohu, minh họa)Trái với mối nguy sức khỏe từ khoai tây mọc mầm, những thực phẩm mọc mầm dưới đây lại được đánh giá cao về dinh dưỡng.1. Tỏi. Tỏi là loại gia vị quen thuộc, có nhiều giá trị sức khỏe. Đáng lưu ý, tỏi mọc mầm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn trước. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hẳn, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.Theo Boldsky, dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn. Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.2. Mầm đậu nành. Đậu nành giàu protein, chất chống oxy hóa và chất béo tốt. Khi đi vào cơ thể, chất chống oxy hóa chống lại tác động của các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.Ngoài cách chế biến trực tiếp, đậu nành còn được kích nảy mầm rồi mới chế biến món ăn. So với đậu nành khô, mầm đậu nành được đánh giá cao hơn về giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như isoflavone, riboflavin, niacin, các axit amin, protein thô và lipid. Chúng còn chứa một hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng như kẽm, natri, kali, đồng, magie, phốt pho, sắt, mangan... dễ hấp thu.Đặc biệt, mầm đậu nành còn chứa hemagglutinin, chất ức chế trypsin và lipoxygenase. Những chất này rất có lợi cho sức khỏe.3. Mầm cải. Người Trung Quốc có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hạ ăn gừng” để nhấn mạnh giá trị sức khỏe của những thực phẩm này. Theo đó, củ cải thích hợp ăn mùa đông, có tác dụng làm ẩm, thông phổi.Cải rất dễ mọc mầm. Thay vì vứt bỏ, bạn nên giữ lại để chế biến món ăn bởi loại thực phẩm này mọc mầm không sinh ra chất độc hại. Mùi vị của chúng chỉ kém hơn một chút song giá trị dinh dưỡng không hề giảm. Nghiên cứu từng chỉ ra, rau mầm cải chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa; vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu.4. Gừng. Gừng là gia vị phổ biến, có thể làm ấm cơ thể, giải cảm hiệu quả... Gừng là loại củ dễ nảy mầm song nhìn chung không tạo ra độc tố. Gừng mọc mầm còn giảm bớt tính nóng, rát, tạo cảm giác nồng hơn về hương vị.Nhìn chung, gừng mọc mầm có thể ăn được nhưng gừng có dấu hiệu bị thối, hỏng thì nên bỏ. Gừng thối sẽ sinh carcinole safrole có độc tính cao, có thể làm thoái hóa tế bào gan, gây hại cho gan. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)
Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Vậy nhưng, khi mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid trong khoai sẽ tăng cao. Tiêu thụ quá mức glycoalkaloid có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Thậm chí, ăn lượng glycoalkaloid quá lớn có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn, một số trường hợp đối diện nguy cơ tử vong. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Trái với mối nguy sức khỏe từ khoai tây mọc mầm, những thực phẩm mọc mầm dưới đây lại được đánh giá cao về dinh dưỡng.
1. Tỏi. Tỏi là loại gia vị quen thuộc, có nhiều giá trị sức khỏe. Đáng lưu ý, tỏi mọc mầm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn trước. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hẳn, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.
Theo Boldsky, dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.
Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn. Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
2. Mầm đậu nành. Đậu nành giàu protein, chất chống oxy hóa và chất béo tốt. Khi đi vào cơ thể, chất chống oxy hóa chống lại tác động của các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Ngoài cách chế biến trực tiếp, đậu nành còn được kích nảy mầm rồi mới chế biến món ăn. So với đậu nành khô, mầm đậu nành được đánh giá cao hơn về giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như isoflavone, riboflavin, niacin, các axit amin, protein thô và lipid. Chúng còn chứa một hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng như kẽm, natri, kali, đồng, magie, phốt pho, sắt, mangan... dễ hấp thu.
Đặc biệt, mầm đậu nành còn chứa hemagglutinin, chất ức chế trypsin và lipoxygenase. Những chất này rất có lợi cho sức khỏe.
3. Mầm cải. Người Trung Quốc có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hạ ăn gừng” để nhấn mạnh giá trị sức khỏe của những thực phẩm này. Theo đó, củ cải thích hợp ăn mùa đông, có tác dụng làm ẩm, thông phổi.
Cải rất dễ mọc mầm. Thay vì vứt bỏ, bạn nên giữ lại để chế biến món ăn bởi loại thực phẩm này mọc mầm không sinh ra chất độc hại. Mùi vị của chúng chỉ kém hơn một chút song giá trị dinh dưỡng không hề giảm. Nghiên cứu từng chỉ ra, rau mầm cải chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa; vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu.
4. Gừng. Gừng là gia vị phổ biến, có thể làm ấm cơ thể, giải cảm hiệu quả... Gừng là loại củ dễ nảy mầm song nhìn chung không tạo ra độc tố. Gừng mọc mầm còn giảm bớt tính nóng, rát, tạo cảm giác nồng hơn về hương vị.
Nhìn chung, gừng mọc mầm có thể ăn được nhưng gừng có dấu hiệu bị thối, hỏng thì nên bỏ. Gừng thối sẽ sinh carcinole safrole có độc tính cao, có thể làm thoái hóa tế bào gan, gây hại cho gan.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)