Ẩm thực Mông Cổ nổi tiếng với việc sử dụng đá nung nóng để nấu ăn. Boodog (hay bodog) là món ăn kinh dị được chế biến bằng cách này. Đáng nói, mặc dù có tên boodog nhưng món ăn không liên quan tới chó ("dog" nghĩa là chó) mà nguyên bản được làm từ sóc marmot - một loài gặm nhấm sống trên thảo nguyên Mông Cổ.Tuy nhiên, sóc marmot thường không dễ săn giết nên người Mông Cổ thay thế chúng bằng dê, cừu hoặc những loại gia súc nhỏ. Những con vật này sau khi bị giết chết, thịt không được cắt thành từng miếng nhỏ mà giữ nguyên con.Đáng nói, món ăn rùng rợn ở chỗ, người ta không làm thịt dê, bò, cừu bằng cách cắt tiết rồi mổ lấy nội tạng như thông thường. Họ tiến hành rút xương và ruột con vật qua đường cổ họng bằng những thao tác thành thục ngay khi chúng còn sống.Hành động này khiến những con vật cực kỳ đau đớn trước khi chết. Tồi tệ hơn, chúng không thể chết ngay tức khắc mà chết từ từ, cảm nhận sinh mệnh trôi dần qua sự hành hạ dã man của con người.Sau khi rút xương dê, cừu, người ta lấy lớp da thịt nguyên vẹn để nhồi đá đã nung nóng, nội tạng và hành, khoai tây vào bên trong. Những viên đá nóng sẽ làm thịt chín dần từ trong ra ngoài.Kế tiếp người nấu cần đốt lửa lớn để thui hết bộ lông bên ngoài, cạo sạch lớp da. Khâu kín con vật bằng một sợi dây kim loại đảm bảo vệ sinh và đủ mềm.Đá nung nóng tạo áp suất và hơi nước bên trong làm thịt chín mềm, nên người nấu phải cắt, chọc một số lỗ nhỏ trên da để tránh phồng, nổ. Món boodog cầu kỳ sẽ chín dần nhờ lượng nhiệt kết hợp cả trong lẫn ngoài.Những người từng trải nghiệm món boodog cho biết, món ăn có hương vị rất đặc trưng, thơm, ngọt và vô cùng hấp dẫn. Ngoại trừ những viên đá được nhét trong bụng con vật thì mọi thứ đều ăn được.Theo tìm hiểu, vì rất béo nên món đặc sản Boodog thường được thưởng thức vào mùa đông, đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Mông Cổ, giúp họ chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.Về cách chế biến quá tàn nhẫn, gây ám ảnh cho thực khách, người ta lý giải rằng, món này được sáng tạo trong thời kỳ của Thành Cát Tư Hãn. Do cuộc sống du mục phải di chuyển liên tục trên lưng ngựa, không thể mang theo nhiều đồ, làm món này không cần quá nhiều dụng cụ lại giữ được hương vị nên cứ thế được lưu truyền qua các thế hệ.Mời quý độc giả xem video: Khám phá những món cơm ngon nhất Việt Nam nhìn mà phát thèm (Nguồn video: Yan News).
Ẩm thực Mông Cổ nổi tiếng với việc sử dụng đá nung nóng để nấu ăn. Boodog (hay bodog) là món ăn kinh dị được chế biến bằng cách này. Đáng nói, mặc dù có tên boodog nhưng món ăn không liên quan tới chó ("dog" nghĩa là chó) mà nguyên bản được làm từ sóc marmot - một loài gặm nhấm sống trên thảo nguyên Mông Cổ.
Tuy nhiên, sóc marmot thường không dễ săn giết nên người Mông Cổ thay thế chúng bằng dê, cừu hoặc những loại gia súc nhỏ. Những con vật này sau khi bị giết chết, thịt không được cắt thành từng miếng nhỏ mà giữ nguyên con.
Đáng nói, món ăn rùng rợn ở chỗ, người ta không làm thịt dê, bò, cừu bằng cách cắt tiết rồi mổ lấy nội tạng như thông thường. Họ tiến hành rút xương và ruột con vật qua đường cổ họng bằng những thao tác thành thục ngay khi chúng còn sống.
Hành động này khiến những con vật cực kỳ đau đớn trước khi chết. Tồi tệ hơn, chúng không thể chết ngay tức khắc mà chết từ từ, cảm nhận sinh mệnh trôi dần qua sự hành hạ dã man của con người.
Sau khi rút xương dê, cừu, người ta lấy lớp da thịt nguyên vẹn để nhồi đá đã nung nóng, nội tạng và hành, khoai tây vào bên trong. Những viên đá nóng sẽ làm thịt chín dần từ trong ra ngoài.
Kế tiếp người nấu cần đốt lửa lớn để thui hết bộ lông bên ngoài, cạo sạch lớp da. Khâu kín con vật bằng một sợi dây kim loại đảm bảo vệ sinh và đủ mềm.
Đá nung nóng tạo áp suất và hơi nước bên trong làm thịt chín mềm, nên người nấu phải cắt, chọc một số lỗ nhỏ trên da để tránh phồng, nổ. Món boodog cầu kỳ sẽ chín dần nhờ lượng nhiệt kết hợp cả trong lẫn ngoài.
Những người từng trải nghiệm món boodog cho biết, món ăn có hương vị rất đặc trưng, thơm, ngọt và vô cùng hấp dẫn. Ngoại trừ những viên đá được nhét trong bụng con vật thì mọi thứ đều ăn được.
Theo tìm hiểu, vì rất béo nên món đặc sản Boodog thường được thưởng thức vào mùa đông, đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Mông Cổ, giúp họ chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.
Về cách chế biến quá tàn nhẫn, gây ám ảnh cho thực khách, người ta lý giải rằng, món này được sáng tạo trong thời kỳ của Thành Cát Tư Hãn. Do cuộc sống du mục phải di chuyển liên tục trên lưng ngựa, không thể mang theo nhiều đồ, làm món này không cần quá nhiều dụng cụ lại giữ được hương vị nên cứ thế được lưu truyền qua các thế hệ.