Bất kỳ vết thương nhỏ nào cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi hoặc thậm chí tử vong, mọi người không được chủ quan.
Mới đây, anh Ngô, ở Đài Bắc, Đài Loan, đã vô tình bị xương cá đâm vào tay trái khi đang xử lý cá tươi. Không ngờ 2 ngày sau, vết thương trở nên nóng và đau, cả người phát sốt.
Đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ Lý Kinh Hiên tiếp nhận trường hợp của anh Ngô và phát hiện vết nhiễm trùng ở chi trên bên trái của anh Ngô tiến triển nặng thành viêm cân hoại tử, nếu đến bệnh viện muộn hơn thì sẽ phải cắt cụt chi.
|
Ảnh minh hoạ. |
Thời điểm đến bệnh viện, ngoài sốt cao, đau vết nhiễm trùng, anh Ngô còn bị một số triệu chứng khó chịu khác.
Sau khi xác định nhiễm trùng đã diễn tiến nặng thành viêm cân hoại tử, thậm chí sốc nhiễm trùng, bác sĩ lập tức sắp xếp ca phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử. Đồng thời, bác sĩ cũng dùng kháng sinh mạnh sau ca phẫu thuật, giúp anh Ngô tránh được nguy cơ cắt cụt chi và thoát khỏi nguy hiểm cận kề.
Theo bác sĩ Lý Kinh Hiên, cứ 100.000 người thì có 0,4 đến 1,9 người mắc bệnh viêm cân hoại tử hàng năm. Do bệnh nhân ung thư, tiểu đường hoặc viêm gan B, C có khả năng miễn dịch kém, khó chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lạ nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, xác suất dễ xảy ra.
Lý Kinh Hiên giải thích thêm rằng các triệu chứng ban đầu khi nhiễm trùng viêm cân hoại tử là đỏ, sưng, nóng và đau, tương tự như viêm mô tế bào, nhưng bệnh tiến triển rất nhanh, vùng bị ảnh hưởng sẽ nổi mụn nước, tê liệt và hoại tử mô.
Căn bệnh này gây tử vong rất cao, nguy cơ cắt cụt chi cũng tương tự. Khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc với nước thô, nước vùng hoang dã nếu có vết thương, đồng thời nhớ đeo găng tay khi xử lý hải sản để giảm tỷ lệ bị thương, nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.
Mời quý độc giả xem video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)