Tuyệt đối không sử dụng cồn chứa methanol
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, vừa qua trung tâm vừa tiếp nhận 1 trường hợp ngộ độc methanol (cồn công nghiệp nặng) sau khi uống 1 nhầm chai cồn 90 độ. Đáng nói, chai cồn này được gắn mác là cồn y tế, nhưng lại không có tác dụng y tế và chỉ được sử dụng trong công nghiệp.
Cụ thể, bệnh nhân L.V.N (42 tuổi, trú tại Hải Dương) nhập viện ngày 8/3. Theo thông tin ghi nhận, bệnh nhân bị ngộ độc methanol, dẫn đến hôn mê nặng, nhiễm toan chuyển hóa. Hiện bệnh nhân đã tỉnh nhưng biến chứng giảm thị lực và biến chứng não vẫn nặng. Sau khi phát hiện bệnh nhân hôn mê, bên cạnh đặt 2 chai cồn 90 độ (1 chai đã uống hết), người nhà đã lập tức mang đến bệnh viện.
Sau khi mang 2 chai cồn đi xét nghiệm, kết quả thu về thật đáng giật mình. Chỉ có 1% hàm lượng ethano, còn lại hơn 80% là methanol. Loại cồn không có tính sát trùng, thậm chí còn rất nguy hiểm cho cả hệ thống y tế, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 đang diễn biến vô cùng quan trọng như hiện nay.
Nước rửa tay khô như thế nào là đạt tiêu chuẩn?
- Bắt buộc dung dịch rửa tay phải chứa từ 60% đến 95% cồn. Điều này đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt. Lưu ý, nồng độ cồn tuy cao hơn nhưng lại cho hiệu quả thấp hơn, bởi protein của vi sinh vật không bị biến tính dễ dàng nếu xung quanh nó không có nước.
- Với từng loại cồn, sẽ có hiệu quả kháng khuẩn cao nhất theo từng mức độ: Ethanol (60 đến 85%), isopropanol (60 đến 80%), và n-propanol (60 đến 80%).