Những gì chúng tôi đã làm khi trở thành F2, F3

Google News

Tôi thuộc diện F2 khi làm việc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Những ngày qua là những ngày tôi và nhiều đồng nghiệp gồng mình chống dịch. Tất nhiên, chũng tôi cũng đối mặt với cả tin đồn và sự kỳ thị.

Rất may là khi Chính phủ tuyên chiến với con virus Covid-19 này, cơ quan tôi đã thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Khi một số cán bộ bị nghi nhiễm bệnh, Ban chỉ đạo phòng đã cùng nhiều cơ quan liên quan rà soát những người tiếp xúc F1, F2 để có danh sách nhanh và đầy đủ nhất để cách ly.
Ban chỉ đạo phòng khử trùng trụ sở và tạm thời đóng cửa trụ sở làm việc ở Hà nội để tránh hoang mang cho dân chúng; thường xuyên báo cáo tình sức khỏe của cán bộ thuộc diện cách ly; từng thành viên thuộc diện cách ly đã hợp tác rất tốt với tổ chức chính quyền địa phương.
Khi phát sinh kỳ thị, sợ hãi của người dân nơi gia đình F1 và F2 cư trú, từng cán bộ đã chủ động làm công tác truyền thông tới người dân thông qua ứng dụng Zalo, Facebook, điện thoại, gửi thông điệp giúp người dân hiểu biết hơn về virus và cách phòng chống Covid-19.
Nhung gi chung toi da lam khi tro thanh F2, F3
 Dịch bệnh rồi sẽ qua mau, tình người thì sẽ còn mãi nếu tất cả chúng cùng hành động đúng, hành động có trách nhiệm với cộng đồng.
Chúng tôi cùng chính quyền cơ sở thông tin cho khu dân cư hiểu về trách nhiệm cùng chống dịch; cung cấp thông tin danh sách những facebooker đen cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết; thuyết phục những Fecbook đăng tin danh sách cá nhân F2 gỡ bỏ thông tin để tránh làm cho người dân hoang mang; tham gia công tác truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền những nghĩa cử cao đẹp của người dân nơi F1, F2 sinh sống; phản bác, chống những thông tin sai sự thật.Khi có kết quả âm tính của F1, chúng tôi đã chủ động thông báo tới người dân, tổ dân phố để họ yên tâm. Chúng tôi chuẩn bị bảng mẫu thông tin gửi đến cư dân để chuẩn bị tâm lý cho họ cho việc tái nhập cộng đồng của những người nghi nhiễm bệnh để tránh sự kỳ thị, hoảng hốt của cư dân.
Tất cả chúng tôi diện F1, F2 của Viện Hàn lâm ở khắp nơi các phường xã trong địa bàn Hà nội đã thống nhất thực hiện đủ 14 ngày cách ly để dân chúng không lo lắng.
Việc quyết định mở cửa trở lại trụ sở làm việc ở Hà nội từ ngày 16/3/2020 cũng được cân nhắc rất kỹ lưỡng, đặt an toàn sức khỏe của cán bộ, viên chức, người lao động và nhân dân lên hàng đầu.
Với những việc làm dù nhỏ, tôi tin tưởng rằng nếu tinh thần đó tiếp tục được lan tỏa, được thực hiện trong từng ngõ, phố, gia đình người dân và toàn xã hội, mỗi người đều thực hiện có trách nhiệm thì việc phòng chống dịch sẽ sớm thành công.
Truyền thông là vô cùng quan trọng
Trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, không ít người đã tung tin thất thiệt nhằm phục vụ mục đích cá nhân, để bán hàng, tăng giá, bịa đặt, xuyên tạc làm nhiễu loạn xã hội và lòng tin của người dân. Đây là những hành xử đáng được lên án và phải bị đẩy lùi.
Các cơ quan chức năng đã xử lý các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, làm mất ổn định xã hội, găm hàng tăng giá gây bất ổn thị trường. Tôi cho đó là những biện pháp cần thiết.
Dù là ai, người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh và chưa nhiễm bệnh nếu xác định tốt trách nhiệm của mình thì một việc làm nhỏ, 1 hành động nhỏ, một cử chỉ đẹp đều góp phần cho cuộc phòng chống dịch bệnh covid-19.
Những bài học kinh nghiệm
Từ trải nghiệm của người trong cuộc, với trách nhiệm là một công dân tôi nghĩ rằng mỗi cá nhân, tổ chức cần phải hành động cụ thể đó là:
Cần tuân thủ và chấp hành quy định phòng chống dịch, không đưa những thông tin sai sự thật, thông tin giả, thông tin cá nhân riêng tư trái với quy định pháp luật làm hoang mang, nhiễu loạn cộng đồng.
Xác định đúng và thực hành trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng chống dịch bệnh. Hành động dù là việc nhỏ nhất nhưng vì an toàn sức khỏe và lợi ích của cộng đồng thì vẫn nên làm và phải làm.
Khi ai đó rơi vào F gì hay chưa là F gì cả cũng cần bình tĩnh, hiểu biết và cùng làm công tác truyền thông (nếu có thể) để giúp cộng đồng hiểu đúng, làm đúng, làm có trách nhiệm, để lan tỏa những hành động đẹp, đẩy lùi những thông tin xấu làm đang cản trở công việc phòng chống dịch bệnh.
Từng người phải kiên trì, sẵn sàng thực hiện những kịch bản ứng phó với dịch bệnh mà các cấp có thẩm quyền triển khai, khi các cấp có thẩm quyền bất ngờ thay đổi kịch bản để ứng phó với tình mới, diễn biến mới của dịch bệnh.
Chúng ta cần tin tưởng về cách làm đang rất khoa học và hiệu quả Chính phủ, cách ứng phó với dịch bệnh mà cả nước ta đang thực hiện trong thời gian qua.
Truyền thông là nhiệm vụ hết sức quan trọng, những thông tin minh bạch, kịp thời, thông tích cực, cần phải được đi trước dẫn đường để cho người thực hiện không bị động, tránh lúng túng.
Việt Nam đã vào cuộc rất sớm để phòng chống dịch covid-19 với mục đích cao cả đặt tính mạng, sức khỏe và sự bình yên của nhân dân lên trên hết. Chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực, dành sự ưu tiên tốt nhất, không ai bị bỏ lại phía sau cho dù có thiệt hại về kinh tế.
Ở Việt Nam chưa có ca bệnh nào tử vong cho đến nay. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, xác định phương thức phòng chống, phác đồ điều trị, các phương án cách ly, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh, tuyên truyền và huy động người dân tham gia phòng chống dịch, tạm hoãn các chuyến đi công tác nước ngoài,… Đấy là cách làm đang rất hiệu quả ở Việt Nam từ khi dịch bệnh đến nay.
Rất cần năng lực ứng phó điều hành của chính quyền các cấp; thái độ, bản lĩnh, trách nhiệm của mỗi người dân cũng là rất quan trọng. Khi tất cả chúng ta đồng tâm, đồng lòng và hành động đúng thì chắc chắn dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.
Dịch bệnh rồi sẽ qua mau, tình người thì sẽ còn mãi nếu tất cả chúng cùng hành động đúng, hành động có trách nhiệm với cộng đồng.
Theo Hải Nam/ Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)