Bác sĩ chỉ cách ăn tỏi tốt nhất và đây là 4 nhóm người không nên ăn

Google News

Tỏi có nhiều công dụng tốt nhất cho sức khỏe và đây là cách tốt nhất để ăn loại thực phẩm này:

1. Cách ăn tỏi tốt nhất

Tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Bac si chi cach an toi tot nhat va day la 4 nhom nguoi khong nen an

Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Để phát huy công dụng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Tuy nhiên, ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Vì trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.

Mặc dù tỏi tốt, nhưng không ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Tốt nhất, với những người bình thường mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

2. Những người không nên ăn tỏi

Bệnh nhân mắc các bệnh về mắt


Y học Trung Quốc cho rằng, tiêu thụ tỏi trong thời gian dài sẽ "làm tổn thương gan và mắt". Nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện, những người mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, khô mắt… dùng lượng lớn tỏi trong thời gian dài, sẽ xuất hiện các triệu chứng như thị lực suy giảm, ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Bệnh nhân đang dùng thuốc

Theo y học Trung Quốc, tỏi có tính cay. Nó có thể ức chế các thành phần hoạt động của một số loại thuốc, và thậm chí phản ứng hóa học với các thành phần trong một số loại thuốc để tạo ra độc tố. Do đó, những người đang dùng thuốc không nên ăn tỏi.

Bệnh nhân tiêu chảy không do vi khuẩn

Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, ăn tỏi sống có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy do vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mọi người bị tiêu chảy không do vi khuẩn, tuyệt đối không nên ăn tỏi, nguyên nhân là vì những bệnh nhân này ăn tỏi sẽ kích thích đường ruột, khiến niêm mạc ruột bị sung huyết và phù nề, từ đó làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

Bệnh nhân viêm gan

Nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi có thể phòng ngừa viêm gan, thậm chí còn có người vẫn ăn tỏi với số lượng lớn sau khi bị viêm gan, việc làm này hoàn toàn sai. Trước hết, tỏi không tiêu diệt được virus viêm gan. Thứ hai, một số thành phần trong tỏi có thể kích thích đường tiêu hóa của con người, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa và khiến cho các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi ở bệnh nhân viêm gan ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi trong tỏi có thể làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không có lợi cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị viêm gan

Theo Mộc/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)