Trứng gà là món ăn quen thuộc trong thực đơn của mọi gia đình, nhưng không chỉ vậy, nó còn được các chuyên gia dinh dưỡng xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” bởi có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cao.
Nhìn chung, bạn có thể sử dụng trứng vào bất kỳ lúc nào bạn muốn, miễn sao đừng ăn quá nhiều là được. Tuy nhiên nếu dùng vào 3 thời điểm nên ăn trứng này, cơ thể sẽ nhận lại nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời. Chưa kể còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa toàn bộ chất dinh dưỡng cũng như ngừa ung thư hiệu quả.
3 "khung giờ vàng" nên ăn trứng
Ăn trứng vào buổi sáng
Theo các chuyên gia, thời điểm tuyệt vời nhất để ăn trứng chính là vào buổi sáng. Lúc này trứng sẽ giúp cơ thể tối đa hóa sự hấp thụ protein và các chất dinh dưỡng khác. Nhờ vậy mà tạo cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn, cuối cùng làm giảm cân nhanh chóng.
Bên cạnh đó, trứng còn giàu choline giúp não bộ phát triển toàn diện. Nếu ăn vào buổi sáng sẽ giúp não hoạt động tốt hơn khi làm việc và học tập trong ngày. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những người ăn trứng vào buổi sáng sẽ tiêu thụ ít tinh bột hơn, từ đó mỡ thừa cũng dần tiêu biến.
Ăn trứng sau khi tập luyện
Đối với dân thể thao, người tập thể hình thì protein là dưỡng chất rất quan trọng. Nó giúp cơ thể duy trì và phát triển cơ bắp nhanh hơn, ngăn ngừa sự mất cơ cũng như sửa chữa toàn bộ chấn thương khi tập luyện. Lúc này trứng chính là "tiên dược" bổ sung protein tự nhiên mà không gây tác dụng phụ.
Cụ thể, trứng rất giàu protein thúc đẩy cảm giác no, cung cấp năng lượng và phục hồi cơ bắp nhanh chóng. Ăn 2 quả trứng luộc sau khi tập sẽ giúp cơ thể giải tỏa cơn đói và tăng cường khả năng xây dựng cơ bắp, đã tốt mà còn rẻ bèo với vài nghìn/quả. Bạn có thể ăn kèm với cà chua hoặc rau xanh để tăng cường hiệu quả.
Ăn trứng vào buổi tối
Một thời điểm ăn trứng cực tốt nhưng ít người biết, đó chính là buổi tối hoặc khuya. Theo đó, dùng trứng vào lúc này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra serotonin và melatonin – 2 loại axit amin giúp làm dịu cơn đói và hỗ trợ ngủ ngon hơn. Một quả trứng chỉ có 20 calo và không có chất béo, ăn vào buổi tối cũng không sợ mập lên.
Ngoài ra, các hợp chất axit amin này cũng kích thích neutron thần kinh sản xuất ra orexins, tạo ra giấc ngủ sâu vào ban đêm. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 quả trứng là đủ, ăn quá nhiều sẽ tạo phản ứng ngược là gây mất ngủ. Nếu cơ thể trước đó mắc chứng khó tiêu cũng không nên ăn trứng vào buổi tối.
3 thời điểm không nên ăn trứng vì rất hại sức khỏe
Ảnh minh họa
Không ăn khi bị sốt
Trong trứng gà có rất nhiều protein, sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em, ăn trứng gà lúc này thì nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và lâu khỏi.
Vì vậy, khi bị sốt, nên hạn chế ăn trứng gà và những thực phẩm giàu đạm, thay vào là uống nhiều nước, ăn rau quả tươi.
Không ăn khi bị tiêu chảy
Rất nhiều người nghĩ rằng bệnh nhân tiêu chảy do mất nhiều chất dinh dưỡng nên cần được bồi dưỡng bằng những thứ thật bổ như trứng gà. Thực ra, ở các bệnh nhân này, dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn, tính năng men tiêu hoá bị giảm nên khả năng chuyển hoá đường, đạm, mỡ không được như trước. Chức năng tái hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở ruột non cũng gặp trở ngại, phần lớn bị thải ra ngoài qua đường tiêu hoá.
Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy bệnh nhân không nên ăn trứng gà và để cho đường ruột được nghỉ ngơi.
Không ăn khi bị sỏi mật
Các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân sỏi mật không nên ăn trứng gà, ăn vào sẽ phát bệnh. Do chức năng co bóp của túi mật trở nên yếu dần nên nếu ăn nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, sinh ra các triệu trứng như đau, nôn mửa... và nhiều hậu quả nặng hơn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bệnh nhân sỏi mật phải kiêng hẳn trứng gà. Họ vẫn có thể ăn một chút ít để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng, vừa đủ để không gây đau.
Ăn trứng bao nhiêu/tuần là đủ?
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng.
Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
Ảnh minh họa
Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.
5 cách chế biến trứng tốt cho sức khỏe và không lo béo
- Nên chế biến trứng theo hình thức luộc để giảm thiểu tối đa dầu mỡ nạp vào. Ăn trứng luộc sẽ giúp cơ thể hấp thu ít calo hơn so với trứng ốp la, trứng tráng…
- Kết hợp ăn trứng với các loại rau củ để bổ sung thêm chất xơ, tăng cảm giác no cũng như thêm các dưỡng chất giúp làn da mịn màng hơn.
- Nếu muốn ăn trứng chiên, hãy chọn dầu ôliu hoặc dầu hướng dương vì chúng sẽ cung cấp thêm dưỡng chất. Tuy nhiên nhớ đừng chiên ở nhiệt độ quá cao, có thể sản sinh ra các gốc tự do gây hại.
- Cố gắng chọn mua các loại trứng sạch, trứng được kiểm định và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có vậy thì mới yên tâm ăn và nâng cao sức khỏe.
- Không bao giờ nấu quá chín trứng, nhiệt độ cao sẽ phá hủy hầu hết dinh dưỡng có trong trứng. Chỉ nên nấu vừa chín tới rồi mang xuống ăn ngay.