1. Khoai tây
Khoai tây là một trong những loại rau củ mùa đông có giá trị dinh dưỡng cao, giàu magie, canxi, kẽm, sắt, kali giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo. Bên cạnh đó, khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, ho, táo bón mạn tính, sốt và đặc tính chữa lành da.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong khoai tây thường chứa chất acrilamit độc hại như arsenic, solanin và chaconin gây ngộ độc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, bạn có thể giảm chất acrilamit trong khoai tây bằng việc gọt vỏ và ngâm kỹ khoai tây trong nước trước khi chế biến.
Nếu làm theo cách đó sẽ giúp giảm 23% chất acrilamit có trong loại củ này. Bên cạnh đó, khoai tây chứa nhiều cacbonhydrat, dễ dẫn đến việc tăng cân nhanh. Chính vì vậy, bạn nên cân đối các món ăn này trong bữa ăn hàng ngày và không nên dùng nhiều hơn 2 bữa với khoai tây mỗi tuần.
2. Rau cải xoong
Cải xoong là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa các chất chống oxy hóa, nó cũng rất giàu lutein và zeaxanthin. Đây là hai dưỡng chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng hỗ trợ tim và mạch máu, cải thiệt thị lực. Ngoài ra, ăn cải xoong còn giúp phòng chống cholesterol cao.
|
Cải xoong không an toàn khi dùng cho phụ nữ có thai. |
Cải xoong được các chuyên gia nhận xét là an toàn nếu ăn với số lượng cho phép và ngắn hạn. Bạn không nên ăn quá 100g/lần và không nên ăn liên tục trong thời gian dài vì cải xoong có thể gây đau bụng hoặc tổn thương thận.
Bên cạnh đó, cải xoong không an toàn khi dùng cho phụ nữ có thai (cải xoong có thể gây sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ nếu ăn quá nhiều) và trẻ dưới 4 tuổi. Người viêm dạ dày, tổn thương thận, viêm ruột cũng không nên dùng.
3. Bắp cải
Bắp cải cũng là một trong những loại rau mùa đông được nhiều gia đình ưa chuộng. Bắp cải có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta như phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa, chống viêm và giảm đau, ngăn ngừa ung thư, phòng tiểu đường và béo phì.
Song song với những lợi ích kể trên thì việc ăn quá nhiều bắp cải cũng không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ăn nhiều bắp cải có thể gây đầy hơi, khó chịu nên bạn chỉ cần ăn khoảng 100g bắp cải cho mỗi lần sử dụng. Một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần.
4. Súp lơ (Bông cải)
Súp lơ được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lưỡng dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, súp lơ có tác dụng điều hòa huyết áp, cải thiện não và năng lượng cơ thể, đào thải độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên, cũng giống như một số thực phẩm mùa đông khác nếu bạn không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Bạn chỉ nên ăn 100g súp lơ cho mỗi lần ăn để đảm bảo an toàn. Với những người bị dị ứng, sỏi thận, đau dạ dày, mắc bệnh gút và phụ nữ mang thai thì nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.
5. Bí đỏ
Trong số các loại quả, bí đỏ đứng hàng đầu về hàm lượng sắt, giàu a-xít hữu cơ, vitamin và muối khoáng. Bí đỏ có tác dụng làm đẹp da, tốt cho xương và mắt, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và có lợi cho tim mạch.
Khi ăn bí đỏ, ban không nên ăn quá 2 bữa/tuần vì trong bí đỏ có chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, dẫn đến lòng bàn tay, bàn chân và chóp mũi dễ có màu vàng.
6. Su hào
Su hào là thực phẩm mùa động chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng của su hào rất cao, nó có các thành phần chính gồm: anbumin, chất xơ, đường, phốt pho, canxi, sắt, vitamin C và a-xít nicotic.
Su hào giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, thanh lọc máu và thận, chống cảm cúm hiệu quả vào mùa đông, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, Giúp mẹ và thai nhi phát triển tốt hơn…
Tuy nhiên, theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ khiến bạn bị hao khí tổn huyết. Bên cạnh đó, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như súp lơ có thể gây sưng tuyến giáo. Nên bạn chỉ dùng 200g su hào trong một lần ăn, sử dụng su hào 2 – 3 lần/tuần là vừa đủ tốt cho sức khỏe.