Mì ăn liền là món ăn mà gần như gia đình châu Á nào cũng có sẵn. Người ta ăn mì thay cho cả bữa chính và bữa phụ, ăm khi túi đang ít tiền và ăn vì tiện lợi và thoải mái. (Ảnh: tophealthnews)Lượng mì ăn liền được tiêu thụ mỗi năm lớn đến nỗi nó gần như trở thành một thực phẩm thiết yếu. Nhưng bạn từng nghe ăn mì gây rụng tóc và có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao (một nhóm hội chứng gồm béo phì, căng thẳng, đường huyết cao và cholesterol HDL thấp). Vậy ăn quá nhiều mì có hại cho sức khỏe không? (Ảnh: npr) Tiến sĩ Tee E Siong, chủ tịch hiệp hội dinh dưỡng Malaysia cho biết: “Nhiều người cho rằng mì ăn liền độc hại và không tốt cho sức khỏe nhưng sự thực không phải vậy. Chỉ không tốt nếu bạn ăn quá nhiều hoặc lạm dụng nó”. Tương tự như vậy với bánh mì, bánh mì không gây béo trừ khi ngày nào bạn cũng ăn bánh mì. (Ảnh: 123rf)Mì ăn liền chứa rất nhiều tinh bột, chất béo và có rất ít protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Cần phải ăn mì ăn liền đúng cách để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn đan xen với các thực phẩm khác. (Ảnh: openfoodfacts) Ông Tee cho biết, ăn mì ăn liền đúng cách là không nên cho tất cả các loại gia vị có sẵn vào. Để cân bằng hơn về dinh dưỡng, hãy cho thêm một ít rau, một quả trứng hay một ít thịt xay hoặc cá…Chỉ mất thời gian 3 phút là bạn đã có một bữa ăn đủ chất. (Ảnh: pinterest) Trong quá trình làm mì có một công đoạn cắt mì thành sợi, sau đó mới hấp rồi chiên trong dầu ăn thông thường để sợi mì không bị dính lại với nhau. Không như mọi người vẫn thường nghĩ, trong mì không hề có sáp. (Ảnh: ec21)Thành phần chính của mì ăn liền khô là bột mì, dầu cọ và muối. Bột mì dùng để làm mì phần lớn đã được tinh chế và tẩy trắng, do vậy dù có mùi thơm hơn nhưng mì gần như không có chất dinh dưỡng. Các nguyên liệu phổ biến được dùng làm gia vị là muối, mì chính, gia vị và đường. Nhưng mì chính không phải là một nguyên liệu thành phần xấu, thậm chí so với muối thì còn không mặn bằng. (Ảnh: dreamstime) Mặc dù đã có nghiên cứu chứng minh rằng mì ăn liền khó tiêu hóa nhưng nghiên cứu này vẫn còn ở quy mô nhỏ nên chưa thể xác định rõ mì có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa không, và liệu tiêu hóa chậm thì có ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng hay không. (Ảnh: dreamstime) Theo ông Tee, mỗi loại thực phẩm đều có nhiều cách chế biến. Đối với mì ăn liền, loại nước dùng càng trong thì càng tốt. Ngoài ra, thỉnh toảng ăn một gói mì thì chẳng gây bất lợi cho ai, nhưng nếu thường xuyên ăn mì thay thực phẩm chính thì sớm muộn cũng gặp rắc rối với sức khỏe. Vì vậy, dù ăn gì thì điều độ vẫn là yếu tố quan trọng nhất. (Ảnh: nydailynews)
Mì ăn liền là món ăn mà gần như gia đình châu Á nào cũng có sẵn. Người ta ăn mì thay cho cả bữa chính và bữa phụ, ăm khi túi đang ít tiền và ăn vì tiện lợi và thoải mái. (Ảnh: tophealthnews)
Lượng mì ăn liền được tiêu thụ mỗi năm lớn đến nỗi nó gần như trở thành một thực phẩm thiết yếu. Nhưng bạn từng nghe ăn mì gây rụng tóc và có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao (một nhóm hội chứng gồm béo phì, căng thẳng, đường huyết cao và cholesterol HDL thấp). Vậy ăn quá nhiều mì có hại cho sức khỏe không? (Ảnh: npr)
Tiến sĩ Tee E Siong, chủ tịch hiệp hội dinh dưỡng Malaysia cho biết: “Nhiều người cho rằng mì ăn liền độc hại và không tốt cho sức khỏe nhưng sự thực không phải vậy. Chỉ không tốt nếu bạn ăn quá nhiều hoặc lạm dụng nó”. Tương tự như vậy với bánh mì, bánh mì không gây béo trừ khi ngày nào bạn cũng ăn bánh mì. (Ảnh: 123rf)
Mì ăn liền chứa rất nhiều tinh bột, chất béo và có rất ít protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Cần phải ăn mì ăn liền đúng cách để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn đan xen với các thực phẩm khác. (Ảnh: openfoodfacts)
Ông Tee cho biết, ăn mì ăn liền đúng cách là không nên cho tất cả các loại gia vị có sẵn vào. Để cân bằng hơn về dinh dưỡng, hãy cho thêm một ít rau, một quả trứng hay một ít thịt xay hoặc cá…Chỉ mất thời gian 3 phút là bạn đã có một bữa ăn đủ chất. (Ảnh: pinterest)
Trong quá trình làm mì có một công đoạn cắt mì thành sợi, sau đó mới hấp rồi chiên trong dầu ăn thông thường để sợi mì không bị dính lại với nhau. Không như mọi người vẫn thường nghĩ, trong mì không hề có sáp. (Ảnh: ec21)
Thành phần chính của mì ăn liền khô là bột mì, dầu cọ và muối. Bột mì dùng để làm mì phần lớn đã được tinh chế và tẩy trắng, do vậy dù có mùi thơm hơn nhưng mì gần như không có chất dinh dưỡng. Các nguyên liệu phổ biến được dùng làm gia vị là muối, mì chính, gia vị và đường. Nhưng mì chính không phải là một nguyên liệu thành phần xấu, thậm chí so với muối thì còn không mặn bằng. (Ảnh: dreamstime)
Mặc dù đã có nghiên cứu chứng minh rằng mì ăn liền khó tiêu hóa nhưng nghiên cứu này vẫn còn ở quy mô nhỏ nên chưa thể xác định rõ mì có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa không, và liệu tiêu hóa chậm thì có ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng hay không. (Ảnh: dreamstime)
Theo ông Tee, mỗi loại thực phẩm đều có nhiều cách chế biến. Đối với mì ăn liền, loại nước dùng càng trong thì càng tốt. Ngoài ra, thỉnh toảng ăn một gói mì thì chẳng gây bất lợi cho ai, nhưng nếu thường xuyên ăn mì thay thực phẩm chính thì sớm muộn cũng gặp rắc rối với sức khỏe. Vì vậy, dù ăn gì thì điều độ vẫn là yếu tố quan trọng nhất. (Ảnh: nydailynews)