Làm hại thận: Cơ thể bạn cần một lượng nhỏ natri (muối) để duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Nhưng dư thừa natri có thể gây hại cho thận của bạn. Ăn mặn dẫn đến lượng muối dư thừa khiến thận giữ nước để pha loãng chất điện phân này trong máu, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.Tăng huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, và lượng muối ăn vào là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến huyết áp cao. Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.Tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Lượng muối cao có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. Trên thực tế, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ xác nhận rằng muối cũng như các loại thực phẩm mặn đều là những nguyên nhân có thể gây ung thư dạ dày. Lượng natri cao cũng có thể làm cho việc điều trị ung thư kém hiệu quả hơn.Làm yếu xương: Lượng muối ăn quá nhiều cũng có thể gây hại cho xương của bạn. Ăn quá nhiều muối có thể gây ra sự mất canxi từ xương. Canxi là một yếu tố quan trọng cần thiết cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi, chúng trở nên yếu hơn và có thể dễ gãy hơn rất nhiều. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.Hen suyễn: Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, nó làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của một người. Để kiểm soát bệnh hen suyễn, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, lượng muối lớn có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, vì bệnh nhân hen suyễn dễ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận, xương và các bệnh khác. Do đó, chế độ ăn ít muối cũng sẽ có lợi cho họ.Phù nề: Muối có thể làm cho thận giữ lại chất lỏng, dẫn đến việc giữ nước hoặc phù nề. Sự lưu giữ này xảy ra bởi vì thận cảm nhận rằng cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn để bù đắp cho sự giảm lưu lượng máu. Ngoài ra, mức tiêu thụ natri cao có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải, một nguyên nhân khác của phù nề.Dẫn đến béo phì: Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, ăn quá nhiều muối có thể là một tác nhân gây béo phì, bất kể bạn tiêu thụ bao nhiêu calo trong thực phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, họ chưa giải thích được chính xác nguyên nhân nhưng có thể là do muối tác động đến quá trình chuyển hoá, làm thay đổi cách cơ thể hấp thu mỡ.
Làm hại thận: Cơ thể bạn cần một lượng nhỏ natri (muối) để duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Nhưng dư thừa natri có thể gây hại cho thận của bạn. Ăn mặn dẫn đến lượng muối dư thừa khiến thận giữ nước để pha loãng chất điện phân này trong máu, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.
Tăng huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, và lượng muối ăn vào là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến huyết áp cao. Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Lượng muối cao có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. Trên thực tế, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ xác nhận rằng muối cũng như các loại thực phẩm mặn đều là những nguyên nhân có thể gây ung thư dạ dày. Lượng natri cao cũng có thể làm cho việc điều trị ung thư kém hiệu quả hơn.
Làm yếu xương: Lượng muối ăn quá nhiều cũng có thể gây hại cho xương của bạn. Ăn quá nhiều muối có thể gây ra sự mất canxi từ xương. Canxi là một yếu tố quan trọng cần thiết cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi, chúng trở nên yếu hơn và có thể dễ gãy hơn rất nhiều. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Hen suyễn: Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, nó làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của một người. Để kiểm soát bệnh hen suyễn, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, lượng muối lớn có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, vì bệnh nhân hen suyễn dễ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận, xương và các bệnh khác. Do đó, chế độ ăn ít muối cũng sẽ có lợi cho họ.
Phù nề: Muối có thể làm cho thận giữ lại chất lỏng, dẫn đến việc giữ nước hoặc phù nề. Sự lưu giữ này xảy ra bởi vì thận cảm nhận rằng cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn để bù đắp cho sự giảm lưu lượng máu. Ngoài ra, mức tiêu thụ natri cao có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải, một nguyên nhân khác của phù nề.
Dẫn đến béo phì: Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, ăn quá nhiều muối có thể là một tác nhân gây béo phì, bất kể bạn tiêu thụ bao nhiêu calo trong thực phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, họ chưa giải thích được chính xác nguyên nhân nhưng có thể là do muối tác động đến quá trình chuyển hoá, làm thay đổi cách cơ thể hấp thu mỡ.