Tiểu Từ, 26 tuổi, người Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, là một cô gái xinh đẹp, thành đạt. Vì thường xuyên phải tiếp khách, Tiểu Từ thường xuyên uống bia, ăn các đồ hải sản, thịt nướng.
Vài ngày trước, sau khi ăn hải sản uống bia, Tiểu Từ say mệt nên về nhà là lăn ra giường đi ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy bỗng thấy hơi đau bụng dưới, lúc đầu cô gái trẻ nghĩ có thể do đau bụng tiêu chảy nên không quan tâm lắm.
Thế nhưng, khi vào nhà vệ sinh để đi tiểu, đứng lên ngồi xuống 2 lần vẫn không thể tiểu ra được nên Tiểu Từ vô cùng choáng váng. Nhớ rằng đêm qua đã uống rất nhiều, tại sao sáng lại không đi tiểu được, cô gái trẻ hoang mang. Tiếp đó, cơn đau bụng ngày càng dữ dội, Tiểu Từ lo lắng và vội vã đến bệnh viện số 5 Thành Đô để cấp cứu.
|
Ảnh minh hoạ. |
Sau khi chụp CT, Tiểu Từ được bác sĩ cho biết, cô bị vỡ bàng quang. Khoa tiết niệu nhanh chóng sắp xếp cho cô gái trẻ phẫu thuật. May mắn thay, sau cuộc phẫu thuật, Tiểu Từ đã thoát cơn nguy kịch.
Khi tỉnh táo lại, Tiểu Từ có hỏi bác sĩ, tại sao cô có thể bị vỡ bàng quang? Những nguyên nhân nào gây ra vỡ bàng quang? Bác sĩ cũng tận tình trả lời, các nguyên nhân phổ biến nhất của vỡ bàng quang như sau:
1 - Tổn thương
Các nguyên nhân phổ biến nhất, chẳng hạn như vết thương do súng bắn, vết thương do dao đâm, gãy xương, v.v. Những yếu tố này có thể trực tiếp làm thủng và mở bàng quang, khiến bàng quang bị vỡ.
2 - Va đập
Khi bàng quang đầy, nó có thể bị vỡ nếu bị ngoại lực tác động, chẳng hạn như ngã hoặc đập.
3 - Thiệt hại do biến chứng y tế
Khi thực hiện phẫu thuật vùng bụng dưới hoặc vùng chậu, do vị trí phẫu thuật gần với bàng quang nên bàng quang có thể bị chấn thương, vô tình dẫn đến vỡ bàng quang.
4 - Vỡ tự phát
Một số bệnh nhân có tình trạng bàng quang bất thường, viêm bàng quang trong điều kiện kìm hãm quá mức và bị lấp đầy quá mức, có thể vỡ bàng quang một cách tự nhiên ngay cả khi không có kích thích bên ngoài.
|
Ảnh minh hoạ. |
Dung tích tối đa của bàng quang là bao nhiêu?
Nghiên cứu cho thấy rằng dung tích bàng quang của chúng ta vào khoảng từ 500 đến 1000ml. Ở mức 300ml, bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu. 600 đến 800ml vượt quá mức thoải mái của bàng quang, bạn sẽ cảm thấy rất rất muốn đi vệ sinh, hồi hộp và khó chịu.
Ở mức 800 đến 1300ml, dung tích của bàng quang đã đạt đến giá trị tối đa. Bạn sẽ cảm thấy đau bàng quang, cáu kỉnh và khó kìm được nước tiểu. Nếu tiếp tục cố gắng kìm hãm, nhịn đi tiểu, không đào thải nước tiểu ra ngoài vào lúc này, bàng quang có thể bị vỡ.
Đặc biệt là sau khi uống rượu, sức chứa của bàng quang đạt đến đỉnh điểm, nhưng phản ứng thần kinh lại bị rượu làm tê liệt và trở nên chậm chạp, không thể nhận được tín hiệu từ bàng quang. Điều này dẫn đến hiện tượng trước khi cơ thể nhận biết được vấn đề, bạn có thể bị vỡ bàng quang .
Tình trạng của Tiểu Từ là do mạch máu giãn ra sau khi uống rượu, quá trình tái hấp thu nước của ống thận giảm, lượng nước tiểu vào bàng quang tăng lên đáng kể.
Người say không đi tiểu được do buồn ngủ nhưng bàng quang vẫn liên tục làm đầy khiến thành bàng quang tiếp tục mỏng đi. Vỡ bàng quang có thể xảy ra chỉ với một chút áp lực lên bàng quang vào thời điểm này (người say rượu ngã ra khỏi giường, lăn lộn hoặc thậm chí ho).
Các triệu chứng của vỡ bàng quang là gì?
Bệnh nhân bị vỡ bàng quang có thể gặp các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu khó, tiểu máu, đau bụng.
Mặc dù cơn đau bụng dưới dữ dội xảy ra khi vỡ bàng quang nhưng do tác dụng gây tê của rượu và bệnh nhân buồn ngủ nên bệnh nhân sẽ không nhạy cảm với cơn đau.
Ban đầu có thể không có cảm giác rõ ràng, sau khi ngủ dậy thường đau bụng lan tỏa, bản thân người bệnh không phân biệt được đâu là vấn đề gây khó khăn nhất định cho việc chẩn đoán của bác sĩ.