Những đồ ăn Trung Quốc vốn rất nổi tiếng và được ưa chuộng. Tuy nhiên, đằng sau hương vị thơm ngon của các món ăn ấy là những chất độc hại cực nguy hiểm.
Do luật pháp quy định về an toàn thực phẩm lỏng lẻo, người tiêu dùng Trung Quốc rất dễ mắc bệnh hoặc bị ngộ độc ngay cả khi làm những việc đơn giản như mua dầu ăn ở siêu thị hay tiêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ. Rất nhiều nhà hàng và công ty sản xuất thực phẩm ở Trung Quốc thường cho các hóa chất như formaldehyde vào hải sản hay chất gây nghiện trong mì sợi.
Bột mì chứa kim loại nặng
Bánh màn thầu là món ăn đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa và vô cùng thơm ngon khi lấy từ nồi hấp vì khi ấy chúng còn tươi và mịn. Để giữ cho bánh không bị hỏng, một nhà hàng ở tình Thiềm Tây, Trung Quốc đã mua loại bột mì đặc biệt có thể giữ được độ mịn lâu với giá thành rẻ.
|
Bánh màn thầu nhiễm chì tổn hại đến hệ thần kinh. |
Không may thay, loại bột mì này chứa hàm lượng chì lớn, có thể gây tổn hại tới xương và hệ thần kinh khi tích tụ trong cơ thể. Nó cũng gây ra chứng mất trí nhớ và bệnh Alheimer, theo như báo cáo của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc. Chất này đã bị cấm sử dụng vào năm 2014, tuy nhiên, chủ cửa hàng, Ông Tang khi bị bắt giữ đã khai rằng cửa hàng vẫn tiếp tục sử dụng loại bột này suốt 2 năm nay (tính đến tháng 4/2016)
Tôm “ngậm” formaldehyde
Tôm khó bóc vỏ và giống như các loại hải sản khác, nó rất dễ bị hỏng. Để giữ cho tôm được tươi lâu, các nhà hàng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi chất formaldehyde. Bằng cách này, tôm nhìn trắng hơn, giữ được lâu hơn và dễ dàng bóc vỏ. Theo như báo cáo, chất formaldehyde bắt được được tẩm ướp trong hải sản ở Trung Quốc từ năm 2002, mặc dù nó gây ra ung thư mũi, ung thư vòm họng và ung thư đại tràng.
Vào năm 2011, một chuyên gia hóa học của tỉnh Sơn Đông cho biết chất formaldehyde được sử dụng để kéo dài thời gian sử dụng của mực mãi mãi và mực vẫn giữ được nguyên màu sắc và hình dạng như lúc đầu.
Mì "tẩm" thuốc phiện
Trong lịch sử Trung Quốc, thuốc phiện có sức phá hủy rất lớn, hiện đã có hàng triệu người bị nghiện. Gần đây, nhiều cửa hàng bán mì Trung Quốc đã tẩm ướp hạt anh túc vào đồ ăn của mình để người tiêu dùng bị hấp dẫn.
Vào tháng 8/2015, một người đàn ông tên Wang ở Thành Đô chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự. Sau khi ăn một tô mì vào ngày làm xét nghiệm nước tiểu, anh đã vô cùng ngạc nhiên khi biết nước tiểu của mình dương tính với morphine. Thông tin này đã lí giải vì sao chỉ trong vòng từ năm 2011 đến năm 2015, gần 80 nhà hàng ở 19 tỉnh tại Trung Quốc lại thêm chất gây nghiện vào đồ ăn của mình.
Theo như Lu Lin, giám đốc Viện nghiên cứu sự phụ thuộc vào thuốc của trường Đại học Peking cho biết, phần lớn các món ăn có chứa chất gây nghiện đều khiến người ăn bị nghiện.
Đậu phụ gây ung thư
Váng đậu hay còn gọi là “fuzhu” là món ăn được ưa chuộng của người Trung Quốc. Nó có kết cấu đặc biệt và thường được ăn như một món ăn lạnh và ăn kèm với nước sốt đậu nành. Tuy nhiên, đây cũng là một trong số các món ăn có chứa chất gây nghiện.
Vào năm 2013, sau khi kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện, váng đậu của thương hiệu Douqing này đã tẩm rongalite, một chất gây ung thư giúp thực phẩm trắng hơn, tươi hơn và đặc biệt là có thể giữ nguyên kết cấu thực phẩm. Các chất khí được sản sinh ra bởi rongalite có thể làm người ăn bị đau đầu, hôn mê, dẫn đến ung thư mũi và ung thư vòm họng.
Chất bảo quản độc hại
Theo báo cáo của tờ Strait Metropolis, tại tỉnh Phúc Kiến, vào tháng 9/2015, một cửa hàng bán mì có tên Shishi tại thành phố này đã thêm hàn the vào đồ ăn. Hàn the là chất phụ gia thường xuyên được sử dụng nhưng đã bị cấm tại Trung Quốc sau khi có trường hợp được xác định bị nhiễm độc hàn the.
Người ăn thực phẩm chức hàn the có thể nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí hôn mê. Chỉ với 20 gram hàn the đối với người lớn và 5 gram đối với trẻ con, hàn the sẽ là sát thủ giết người. Theo như lời khai của chủ nhà hàng, mỗi ngày nhà hàng này sử dụng ít nhất 2,5 kg hàn the đối với 150kg mì.
Mời quý độc giả xem video Thực phẩm bẩn (nguồn VTV):