Cơn đau kéo dài, không thuyên giảm: Nếu bạn mới bắt đầu tập một chế độ tập luyện mới hoặc bạn đang tăng cường độ tập luyện, việc bị đau cơ vào ngày tiếp theo là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cơn đau cơ không thuyên giảm và biến mất sau vài ngày, hoặc cơn đau ngày càng trở nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.Cơn đau không do vận động: Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng với một cơn đau buốt nhói ở một phần cơ thể dù bạn không hề cử động phần cơ thể đó, có thể bạn cần được chăm sóc y tế. Cụ thể, cơn đau lưng không thuyên giảm, hoặc tăng nặng khi bạn nằm xuống có thể là dấu hiệu của một chấn thương nghiêm trọng.Cơn đau lạ, chưa từng gặp: Nếu bạn mắc một loại bệnh nào đó gây ra những cơn đau mãn tính, có thể bạn đã quen với những cơn đau này. Nhưng nếu bạn gặp phải cơn đau lạ, không giống những lần trước đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn.Cơn đau lan rộng: Các cơn đau thông thường thường tập trung vào một khu vực nhất định, ví dụ như cơn đau cơ bắp tay sau khi bạn nâng tạ. Nhưng nếu một trong những cơn đau cục bộ này bắt đầu lan đến các khớp hoặc các cơ khác, đó có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc bệnh lý cần được chăm sóc y tế kịp thời.Cơn đau khiến bạn khó vận động: Nếu bạn gặp phải cơn đau cản trở khả năng làm các công việc hằng ngày, tốt nhất bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn. Điều này đặc biệt đúng nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày hoặc nếu cơn đau trở lại thường xuyên.Cơn đau đi kèm cảm giác tê hoặc châm chích: Tê bì, châm chích hoặc mất cảm giác có thể là dấu hiệu của một tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, do đó tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.Cơn đau khiến bạn mất ngủ: Hầu hết chúng ta đều có thể ngủ nếu chỉ gặp phải một cơn đau thông thường. Nếu cơn đau của bạn khiến bạn mất ngủ hoặc tỉnh giấc giữa chừng liên tục, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Đó là bởi cơn đau gây mất ngủ thường có mức độ nghiêm trọng và việc không ngủ được còn làm chậm quá trình hồi phục của bạn.Cơn đau nhói dai dẳng, lặp lại thường xuyên: Mặc dù ai cũng đôi lúc phải trải qua các cơn đau, nhưng những cơn đau thông thường này thường không dữ dội. Nếu bạn thường xuyên thấy đau ở một phần cơ thể nhất định, đó có thể là dấu hiệu của một chấn thương nặng hoặc một bệnh mãn tính. Cơn đau nhói dữ dội ở thân trên có thể là dấu hiệu của một vấn đề về nội tạng, ví dụ như một cơn đau tim sắp xảy ra.Đau và mất sức lực ở chân tay: Cơn đau đi kèm với cảm giác yếu ớt các chi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh, chấn thương khớp và các bệnh mãn tính. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt.Hiểu rõ cơn đau: Thật khó để định nghĩa cơn đau, nhưng các chuyên gia y tế đã tìm ra một số cách để đo lường mức độ của từng cơn đau. Cách được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng thang đánh giá mức độ đau từ 0-10, trong đó 0 tương đương với không đau còn 10 tương đương với mức độ đau dữ dội nhất bạn có thể tưởng tượng được. Hầu hết các bệnh lý và chấn thương sẽ gây ra cơn đau nằm ở khoảng giữa của thang đo./.
Cơn đau kéo dài, không thuyên giảm: Nếu bạn mới bắt đầu tập một chế độ tập luyện mới hoặc bạn đang tăng cường độ tập luyện, việc bị đau cơ vào ngày tiếp theo là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cơn đau cơ không thuyên giảm và biến mất sau vài ngày, hoặc cơn đau ngày càng trở nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Cơn đau không do vận động: Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng với một cơn đau buốt nhói ở một phần cơ thể dù bạn không hề cử động phần cơ thể đó, có thể bạn cần được chăm sóc y tế. Cụ thể, cơn đau lưng không thuyên giảm, hoặc tăng nặng khi bạn nằm xuống có thể là dấu hiệu của một chấn thương nghiêm trọng.
Cơn đau lạ, chưa từng gặp: Nếu bạn mắc một loại bệnh nào đó gây ra những cơn đau mãn tính, có thể bạn đã quen với những cơn đau này. Nhưng nếu bạn gặp phải cơn đau lạ, không giống những lần trước đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn.
Cơn đau lan rộng: Các cơn đau thông thường thường tập trung vào một khu vực nhất định, ví dụ như cơn đau cơ bắp tay sau khi bạn nâng tạ. Nhưng nếu một trong những cơn đau cục bộ này bắt đầu lan đến các khớp hoặc các cơ khác, đó có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc bệnh lý cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Cơn đau khiến bạn khó vận động: Nếu bạn gặp phải cơn đau cản trở khả năng làm các công việc hằng ngày, tốt nhất bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn. Điều này đặc biệt đúng nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày hoặc nếu cơn đau trở lại thường xuyên.
Cơn đau đi kèm cảm giác tê hoặc châm chích: Tê bì, châm chích hoặc mất cảm giác có thể là dấu hiệu của một tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, do đó tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Cơn đau khiến bạn mất ngủ: Hầu hết chúng ta đều có thể ngủ nếu chỉ gặp phải một cơn đau thông thường. Nếu cơn đau của bạn khiến bạn mất ngủ hoặc tỉnh giấc giữa chừng liên tục, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Đó là bởi cơn đau gây mất ngủ thường có mức độ nghiêm trọng và việc không ngủ được còn làm chậm quá trình hồi phục của bạn.
Cơn đau nhói dai dẳng, lặp lại thường xuyên: Mặc dù ai cũng đôi lúc phải trải qua các cơn đau, nhưng những cơn đau thông thường này thường không dữ dội. Nếu bạn thường xuyên thấy đau ở một phần cơ thể nhất định, đó có thể là dấu hiệu của một chấn thương nặng hoặc một bệnh mãn tính. Cơn đau nhói dữ dội ở thân trên có thể là dấu hiệu của một vấn đề về nội tạng, ví dụ như một cơn đau tim sắp xảy ra.
Đau và mất sức lực ở chân tay: Cơn đau đi kèm với cảm giác yếu ớt các chi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh, chấn thương khớp và các bệnh mãn tính. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt.
Hiểu rõ cơn đau: Thật khó để định nghĩa cơn đau, nhưng các chuyên gia y tế đã tìm ra một số cách để đo lường mức độ của từng cơn đau. Cách được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng thang đánh giá mức độ đau từ 0-10, trong đó 0 tương đương với không đau còn 10 tương đương với mức độ đau dữ dội nhất bạn có thể tưởng tượng được. Hầu hết các bệnh lý và chấn thương sẽ gây ra cơn đau nằm ở khoảng giữa của thang đo./.