Cà chua dị dạng
Những quả cà chua bị biến dạng thường thu hút sự chú ý của người mua. Người bán thường chào hàng bằng những câu quen thuộc như cà chua nhà trồng, không phun thuốc nên hình dáng không được đẹp mắt.
Nghe thì rất thuyết phục nhưng thực chất loại cà chua này do nhiệt độ trồng không thích hợp trong thời kỳ phân hóa mầm hoa nên cà chua bị thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ sinh trưởng. Nếu cà chua biến dạng lại chưa chín kỹ sẽ chứa lượng solanin nhất định. Ăn quá nhiều sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ngộ độc.
Những quả cà chua chín bình thường phải có hình tròn, màu đỏ tươi. Khi sờ tay vào thấy mềm, không bị thối, cuống còn xanh thì là cà chua ngon.
Dưa chuột có hoa trên đầu và các nốt sần nhỏ
Nhiều người cho rằng dưa chuột có hoa trên đầu và các nốt sần nhỏ là dưa chuột tươi. Tuy nhiên, quả dưa chuột khi trưởng thành thì hoa ở ngọn sẽ héo, gai trên quả cũng ngắn.
Dưa chuột bị tiêm hormone cho nhanh chín sẽ còn hoa và nốt sần dưới hoa. Quả dưa chuột như vậy không nên mua.
Khoai tây bị ngắt mầm
Vì khoai tây mọc mầm không nên ăn nên người bán thường cắt bỏ phần mầm trên củ khoai tây. Sau đó họ rắc một ít đất lên để mặt cắt của mầm được ẩm, đất sẽ bám vào. Người mua nhìn vào sẽ tưởng khoai tây còn tươi.
Những củ khoai tây khi mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine. Chúng kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Ăn khoai tây mọc mầm có thể gây đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa thậm chí là suy hô hấp nặng.
Khoai lang có đốm đen
Khoai lang nếu để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các đốm đen, mốc, xuất hiện mùi khó chịu. Củ khoai như vậy đã bị hà, không ăn được. Chúng đã bị nhiễm khuẩn vằn đen, nhiều người không biết, tham rẻ nên vẫn mua.
Khoai hà sau khi chế biến không thể tiêu diệt được độc tố. Nếu ăn vào có thể trúng độc với các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, tiêu chảy,…
Tỏi mốc
Tỏi có tác dụng khử trùng, giảm viêm và có giá trị dinh dưỡng cao. Khi chọn mua tỏi nhiều người thấy phần dưới tỏi bị mốc nhưng bên trong còn cứng thì cho rằng tỏi vẫn ăn được.
Tuy nhiên, khi tỏi đã mốc, chúng sẽ có sợi nấm mốc, không thích hợp để tiêu thụ. Theo các chuyên gia cảnh báo, chất aflatoxin trong thực phẩm bị mốc góp phần gây ung thư gan.
Tốt hơn là bạn nên chọn củ tỏi rắn, cầm chắc tay. Tỏi ta thì vỏ bên ngoài có màu hơi tím, củ nhỏ, ăn rất cơm. Củ tỏi bị thâm, mềm, chảy nước thì không nên chọn.
Củ cải bị nứt
Củ cải mềm là do không đủ nước và thời gian bảo quản lâu. Nếu củ cải đủ nước mà vẫn bị nứt thì không nên mua.
Củ cải bị nứt thường thiếu nước. Hơn nữa, vi khuẩn và các loại côn trùng, giun có thể chui vào bên trong thông qua vết nứt này làm ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị và gây hại cho cơ thể.
Giá đỗ không rễ
Giá đỗ mập mạp, mau lớn có thể do bị phun hóa chất kích thích tăng trưởng. Vì các bộ phận của giá đều hút nước nên rễ giá ít phát triển.
Vì vậy mà ăn giá đỗ không rễ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến gan tổn thương, gây ung thư.
Giá đỗ sạch thường có dễ dài chỉa ra các nhánh nhỏ. Trong khi đó, giá đỗ ngâm hóa chất thường có rễ cụt, ngắn, màu sậm. Khi mua bạn nhớ dựa vào đặc điểm này để phân biệt.