Tỏi
Tỏi được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn hàng ngày. Hợp chất allicin trong tỏi đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Để tối đa hóa lượng allicin hấp thụ cho cơ thể, tỏi tươi nên được băm nhỏ hoặc nghiền nát. Có thể sử dụng tỏi khi chế biến thực phẩm, ngâm tỏi với giấm hay mật ong, hoặc ăn sống giúp phòng bệnh cúm mùa.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa nghệ
Nghệ được biết đến với đặc tính chống viêm. Từ lâu nó đã được sử dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên để điều trị cảm lạnh, cảm cúm và chữa lành các vết thương. Thêm một thìa tinh bột nghệ vào ly sữa ấm và uống trước khi đi ngủ giúp cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa sự tấn công của bệnh cúm.
Gừng
Cũng giống như tỏi, gừng vị cay tính ấm được sử dụng nhiều làm gia vị trong chế biến thực phẩm, pha trà…
Trà gừng nóng là phương pháp chữa trị tại nhà hiệu quả cho các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cúm và đau họng. Có thể thêm một chút mật ong và chanh khi dùng.
Trái cây chứa vitamin C
Vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động, là chất chống oxy hoá mạnh, đóng vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công từ các vi rút hay vi khuẩn. Trên thực tế, sự thiếu hụt vitamin C làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp nâng cao sức đề kháng.
Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm dâu tây, cà chua và trái cây họ cam quýt…
Quả hạnh nhân
Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm cúm, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
Rau xanh
Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bạn bị cúm. Đây là những thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C và vitamin E dồi dào giúp tăng cường miễn dịch. Có thể ăn sống, làm salad hoặc chế biến tùy theo khẩu vị.
Có thể cân nhắc ăn thêm các loại rau gia vị như lá tía tô, mùi, thì là, bạc hà, kinh giới, húng quế… vì không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh cúm. Bởi có tác dụng kháng khuẩn, kháng độc, kháng viêm, kích thích, hỗ trợ tiêu hóa giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, tăng cường hệ miễn dịch.