Zongzi là loại bánh được làm từ gạo nếp gói trong lá tre, được nhồi nhân mặn hoặc ngọt tùy theo sở thích của người ăn. Các loại nhân của zongzi có thể gồm: trứng vịt muối, thịt lợn, bột đậu đỏ, bột sắn… Tùy theo khẩu vị người ăn và cách nêm nếm mà món bánh này sẽ có đôi chút khác biệt ở từng địa phương.
2. Cơm Ý, Ý
Món cơm nổi tiếng nhất của Ý này không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn là một tác phẩm nghệ thuật. Đầu bếp khi chế biến món ăn này phải có kỹ thuật khuấy liên tục để kết cấu của nó đạt đến độ hoàn hảo, các hạt cơm không bị tách rời khi xúc lên nhưng phải đạt đến mức không có độ sệt đáng sợ.
Với hàm lượng tinh bột cao, gạo arborio được sử dụng phổ biến nhất để chế biến món ăn này. Cách chuẩn bị món ăn này gồm các bước: nướng gạo, thêm rượu khi nấu, thêm bơ và phô mai bào. Các biến thể có thể thêm đậu Hà Lan, nấm, măng tây, giăm bông cùng nhiều thành phần khác.
3. Arcancini, Ý
Món ăn đường phố nổi tiếng nhất của Sicily là món cơm nắm có tên bắt nguồn từ loại quả có múi màu cam mà nó giống về cả hình dạng và màu sắc. Tùy theo từng địa phương mà món ăn này lại có những tên gọi khác nhau. Ở Palermo, nó thường có hình tròn và tên là Arancina, ở Catania, nó có hình nón, một số người nói giống với núi lửa Etna ở địa phương nên gọi món ăn này là Arancino.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất cứ đâu trên nước Ý, đặc biệt là vào ngày lễ của Thánh Lucia, món ăn này sẽ được chế biến cầu kì hơn với nước sốt thịt phủ bên ngoài, nhân bên trong có thể có đậu Hà Lan, phô mai mozzarella, rau bina, cà tím sốt cà chua…
4. Onigiri, Nhật Bản
Nếu nhắc dến nước Nhật, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến món sushi. Nhưng người Nhật cũng vô cùng yêu thích onigiri, một món ăn chủ yếu được làm từ cơm, nặn thành hình tam giác và được bọc bằng rong biển. Onigiri nổi tiếng vì sự tiện lợi và giá cả phải chăng. Nó là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng hay chuẩn bị 1 hộp cơm bento để ăn trưa.
5. Tahdig, Iran
Đặc sản của Ba Tư này được làm từ gạo basmati, sữa chua, nghệ tây và lòng đỏ trứng. Tahdig có nghĩa là “đáy nồi”, miêu tả lớp cơm chín vàng giòn bên ngoài, kết hợp hoàn hảo với phần mềm mịn bên trong.
Trước khi nấu, đầu bếp sẽ phết một lớp mỡi dưới đáy nồi giúp đảm bảo tahgig được chín vàng trong khi nấu và không bị dính vào đáy khi nhấc ra. Những sợi nghệ tây rắc vào khiến cho món ăn có màu vàng bắt mắt.
6. Khao pad, Thái Lan
Khi nói đến cơm chiên, có 1 món ăn của Thái Lan mang tên khao pad được rất nhiều thực khách yêu thích. Món ăn này được làm từ hom mali – gạo thơm Thái Lan, linh hồn làm nên vị ngon của khao pad. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các gia vị cũng là yếu tố quan trọng để các đầu bếp chế biến thành công món ăn này. Tùy theo từng địa phương mà món ăn có thể có những phiên bản khác nhau, tuy nhiên chắc chắn không thể thiếu tiêu trắng, hành lá để hoàn thiện món ăn.