1. Trứng có hại cho sức khỏe
Sai. Trứng bổ dưỡng đến mức mà nó được mệnh danh là “vitamin tổng hợp của thiên nhiên”. Không phải ngẫu nhiên mà các chất dinh dưỡng trong trứng đủ cung cấp để biến một tế bào thành gà con. Tuy nhiên không thể phủ nhận trứng chứa nhiều cholesterol, vì thế nó bị gán mác là nguyên nhân tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
|
Ảnh minh họa. |
Thực tế, mặc dù chứa lượng cholesterol cao, thực phẩm này không làm tăng cholesterol xấu trong máu mà nó tăng cholesterol tốt. Mặc tất cả những lời cảnh báo về trứng trong thập kỉ qua, các nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa trứng với việc tăng nguy cơ bệnh tim. Trứng chứa nhiều protein, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho đôi mắt của bạn. Nó cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời chất choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho não và có tới 90% số người đang bị thiếu hụt nó.
2. Một calo…là 1 calo
Những người tìm cách giảm cân thường có xu hướng chú trọng tới lượng calo mà mỗi thực phẩm mang lại và tin rằng đó là cách để giữ mức trọng lượng cơ thể. Sự thật là lượng calo tuy quan trọng nhưng loại thực phẩm chúng ta ăn cũng quan trọng. Bởi vì mỗi loại thức ăn khác nhau thì có sự hấp thụ, trao đổi chất khác nhau. Bên cạnh đó, những thực phẩm mà chúng ta ăn ảnh hưởng trực tiếp tới hooc-môn mà chính nó quyết định chúng ta sẽ ăn khi nào và bao nhiêu, cũng như lượng calo mà chúng ta đốt cháy.
Sau đây là hai ví dụ cụ thể để chúng ta hiểu rõ hơn. Ví dụ một, với lượng calo bằng nhau, chất fructose và glucose không hoạt động giống nhau trong cơ thể: fructose kích thích cảm giác ngon miệng hơn glucose. Ví dụ hai, cũng tương tự, protein và chất glucide không giống nhau. Protein giúp tăng cơ nhờ đốt nhiều calo hơn.
3. Chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể
Chất béo bão hòa được đặt tên như vậy bởi cấu trúc hóa học của nó. Thực tế, thay vì gọi là chất béo bão hòa/ không bão hòa, về mặt hóa học, đúng hơn là chúng ta phải gọi axit béo bão hòa/ không bão hòa. Người ta tìm thấy chất này trong thịt béo, da gà, các sản phẩm sữa, dừa, dầu cọ và bánh ngọt. Trong nhiều thập kỉ, người ta tin rằng chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là suy nghĩ nền tảng cho các chế độ dinh dưỡng truyền thống. Tuy nhiên các công bố khoa học trong 10 năm qua đã chứng minh chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại.
Một nghiên cứu lớn được công bố năm 2010 gồm 27 bài kiểm tra trên 347747 người chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào giữa chất béo hòa tan và bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định điều trên. Trên thực tế, chất béo hòa tan làm tăng cholesterol HDL (một cholesterol tốt).
Kết luận: Có nghĩa là không việc gì phải “sợ” bơ, thịt hoặc dầu dừa… vốn rất tốt cho sức khỏe.
4. Ăn nhiều protein ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Nhiều người tin rằng chế độ ăn giàu protein có thể làm hỏng xương. Đúng là trong ngắn hạn nó tăng việc giảm lượng canxi trong xương nhưng trong dài hạn thì nó có hiệu quả hoàn toàn ngược lại. Thực tế, ăn nhiều protein giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương ở người già.
Một tin đồn khác là protein làm suy thận. Thực tế phức tạp hơn. Trong khi sự thật là bệnh nhân thận nên giảm chất đạm, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng protein không gây hại tới những người khỏe mạnh. Ở những người khỏe mạnh, protein giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, hai căn bệnh vốn là yếu tố chính dẫn tới bệnh thận.
Một chế độ giàu protein còn giúp tăng cơ, giảm mỡ và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
5. Mọi người nên ăn thực phẩm làm từ bột mì
Người ta tin rằng các sản phẩm từ bột mì nguyên chất tốt cho sức khỏe. Thực tế thức ăn từ bột mì này gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bột mì chứa lượng lớn gluten mà chất này góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đau, đầy hơi và mệt mỏi ở những người nhạy cảm.
Có mối liên hệ giữa chất gluten với các bệnh về não như tâm thần phân liệt, tự kỷ và thất điều tiểu não. Tuy nhiên bột mì nguyên chất ít hại hơn bột mì thông thường.