Tôi thừa biết là nếu bây giờ ly hôn vì nhà vợ giàu chắc chắn nhiều người nghĩ tôi có vấn đề. Song nếu sống mãi như thế này chắc chắn không chỉ đời tôi mà đời các con tôi cũng rơi vào vực thẳm.
Hồi mới yêu nhau, tôi cũng từng tin rằng nếu có tình cảm thì chuyện giàu nghèo cũng không thành vấn đề. Thế nhưng cưới nhau về mới thực sự vỡ ra rằng chuyện gia đình không môn đăng, hậu đối khổ trăm bề. Một tuần sau cưới, tôi đã cảm thấy bị áp lực và cuộc sống vợ chồng vô cùng căng thẳng khi vợ tôi sống trong giàu sang, nhung lụa quen rồi, giờ về gia đình tôi, cuộc sống bình dân, giản dị.
|
Ảnh minh họa. |
Ngày tôi đưa vợ tôi về nhà ra mắt, mẹ tôi thở dài bảo: "Con lấy nó đời con rồi cũng như chó chui gầm chạn thôi con ạ! Thiếu gì đàn bà mà phải vướng vào con nhà đại gia làm gì?". Thế nhưng tôi vẫn cứ tin rằng vợ tôi hiền lành và nhút nhát như vậy, đâu phải phường đanh đá, ăn chơi để tôi phải hối hận bao giờ. Dù bản thân tôi khi yêu cô ấy cũng phải chịu một số điều tiếng. Bởi người đời, ai chẳng nghĩ tôi lấy cô ấy là vì ham nhà cô ấy giàu. Bố mẹ cô ấy chỉ có 2 đứa con. Cô ấy là út nên càng được cưng chiều. Ai cũng nghĩ tôi lấy vợ như thế là được nhờ, sau này cuộc đời không khổ. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy, tôi yêu cô ấy song không có ý định sẽ nhờ cậy bên nhà vợ. Tôi vẫn muốn vợ chồng tôi tự túc lo cuộc sống của mình.
Song đó chỉ là mong ước của tôi. Vợ tôi được hứng như hứng hoa, nâng như nâng trứng từ nhỏ nên chuyện gì bố mẹ vợ cũng nhúng tay vào. Sau này tôi mới biết, bố mẹ vợ tôi đồng ý cho chúng tôi lấy nhau cũng vì nhà tôi nghèo và tôi hiền lành. Hỡi ơi, chưa bao giờ cái nghèo nó có giá đến thế. Nó có giá đến nỗi bố mẹ vợ giàu có như vậy cũng phải chấp nhận gả con gái cưng cho tôi cơ đấy!
Từ ngày cưới, tôi bắt đầu vỡ lẽ ra cái sự giàu nghèo nó đày đọa cuộc sống của tôi đến thế nào. Tôi ngấm đòn từ màn thách cưới gồm bao nhiêu xe, bao nhiêu sính lễ... Bố mẹ vợ tôi còn bảo đám cưới phải diễn ra theo ý họ vì không muốn bị mất mặt. Nhà trai không lo được thì nhà gái đứng ra lo hết. "Không tổn hại tí nào lại được tiếng, sướng thế còn gì bằng!" Mẹ tôi lảo đảo, tôi ù hết cả tai khi nghe những lời trên.
Cưới nhau về, tuần đầu đi trăng mật, vợ tôi đòi đi nước ngoài. Tôi nói tiết kiệm đi trong nước cũng được nhưng cô ấy không chịu. Cô ấy nói sẽ chi hết vì tiền mừng cô ấy nhận được không thiếu gì để lo cho chuyến đi. Vừa mới cưới nhau xong chẳng lẽ tôi lại làm phật lòng vợ nên tôi lại chấp nhận chiều cô ấy.
Sau tuần trăng mật, vợ tôi về nhà và kêu ca đồ đạc nhà tôi sắm sửa quá cũ, quá quê mùa và cần phải thay mới. Hôm sau khi tôi đi làm, vợ tôi gọi đồng nát vào dọn sạch nhà rồi tong tẩy đi siêu thị gọi người khuân đồ về nhà. Tôi sững sốt khi đi làm về thấy vợ đang nằm xem ti vi màn hình phẳng to kín cả tường phòng khách. Vợ tôi bảo: "Em dùng thẻ của bố em, anh không phải bận tâm về tiền làm gì!". Hóa ra, chỉ có tiền mới quyết định tất cả, còn người chồng như tôi chỉ mang tính thông báo khi sự đã rồi. Dù rất tức giận, nhưng chả lẻ mới cưới nhau vợ chồng lại cãi nhau, tôi nuốt giận vào lòng...
Và giờ thì tôi đã quen với việc im lặng chịu đựng khi vợ tôi ra tay dọn dẹp lại nhà, ra tay cải tổ cuộc đời tôi.
5 năm trôi qua và chúng tôi đã có con trai được 3 tuổi. Dạo này tôi thấy con tôi bắt đầu nói chuyện với giúp việc và nói chuyện với mẹ tôi theo đúng cái giọng mà vợ tôi thường sai khiến người làm. Vợ tôi luôn kiêu căng, tỏ ra là người lắm tiền trong khi kinh tế gia đình tôi rất bình thường. Nếu không có tiền thì vợ tôi lại gọi điện cho bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ tôi lại chi tiền ra.
Giờ đây, tôi có cảm giác mình chẳng òn tiếng nói của một người chồng, một người đàn ông trong gia đình vì sự giàu có của vợ và gia đình nhà vợ. Thậm chí đến việc dạy con tôi cũng phải nhìn mặt vợ, nhìn mặt bố mẹ vợ của mình.
Tôi nghĩ đến chuyện ly hôn vì không muốn con trai tôi lại gặp cảnh như mình. Nhưng tôi thực sự thương con vì nếu không có mẹ, thằng bé sẽ hụt hẫng đến chừng nào. Tôi không biết phải làm thế nào khi mà vợ không chịu thay đổi và gia thế nhà vợ quá lớn. Có lối thoát nào cho cuộc đời của bố con tôi không?
Mời quý độc giả xem video: