Lẩu thập cẩm là một trong những món dễ ăn và ăn được nhiều vì thực phẩm phong phú, đa dạng, rất dễ chiều theo sở thích của từng người dù là người kén ăn nhất.Với những nguyên liệu tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng, lẩu thập cẩm sẽ là gợi ý hấp dẫn cho những ngày se lạnh hoặc tụ tập bạn bè. Cách làm lẩu thập cẩm không hề khó.1. Nguyên liệu làm lẩu thập cẩm (Cho 5-6 người ăn): Gà 500g, tôm: 300g, mực: 500g, ngao 500g, thịt bò 200g, đậu phụ: 3 bìam, rau, nấm tươi, đậu bắp, trứng lộn: 3 quả...Ngoài ra, còn có ngô ngọt, khoai lang, nước dùng xương, gia vị: ớt, sa tế, sả, bột canh, mì chính và các loại rau xanh như: ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua, bún và mì tôm.2. Cách nấu lẩu thập cẩm ngon: Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Thịt bò thái mỏng; tôm, mực, ngao rửa sạch, mực thái miếng. Tất cả xếp lên đĩa.Nấm kim châm, đậu bắp, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau diếp nhặt rồi rửa sạch và để ráo sau đó xếp ra đĩa. Đậu phụ cắt miếng thái mỏng.Làm nước dùng lẩu thập cẩm: Phi thơm hành với chút dầu ăn; cho cà chua, sả thái mỏng vào xào sơ. Xương heo rửa sạch với muối hạt sau đó chần sơ, rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi hầm lấy nước.Sau khoảng 30-45 phút cho nước dùng ra nồi lẩu, đập 3 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng cùng ít sa tế. Sau đó cho phần cà chua - sả vừa xào vào đun cùng.Trong lúc chờ ninh nước dùng, chúng ta xếp tất cả các đồ ăn lên bàn, nồi lẩu để ở giữa. Ninh xương được khoảng 30 phút thì cho ngô ngọt thái lát vào ninh cùng xương. Ninh đến khi nước dùng ngọt như ý, xương mềm thì nêm bột nêm vào và đổ ra nồi nấu lẩu.Bật bếp, đun nồi nước dùng cho sôi lại rồi sau đó thả ngao, thịt gà, ngô ngọt, ít nấm vào trước. Khi các nguyên liệu chín rồi mới nhúng rau và các thực phẩm còn lại.Lưu ý khi làm lẩu thập cẩm: Nguyên liệu nhúng lẩu phải tươi, ngon. Khi nhúng lẩu, cần đợi các nguyên liệu chín hết rồi mới thưởng thức. Chẳng hạn như nấm, nhiều người có thói quen chỉ nhúng một lát rồi ăn, nấm chưa kịp chín rất độc hại. Cần chờ cho nấm đổi màu sang màu trong hơi đục là được. Hoặc khi thả thịt gà vào, đợi chín rồi mới nhúng thêm rau và các thực phẩm khác thì ăn mới không gây tiêu chảy. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Lẩu thập cẩm là một trong những món dễ ăn và ăn được nhiều vì thực phẩm phong phú, đa dạng, rất dễ chiều theo sở thích của từng người dù là người kén ăn nhất.
Với những nguyên liệu tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng, lẩu thập cẩm sẽ là gợi ý hấp dẫn cho những ngày se lạnh hoặc tụ tập bạn bè. Cách làm lẩu thập cẩm không hề khó.
1. Nguyên liệu làm lẩu thập cẩm (Cho 5-6 người ăn): Gà 500g, tôm: 300g, mực: 500g, ngao 500g, thịt bò 200g, đậu phụ: 3 bìam, rau, nấm tươi, đậu bắp, trứng lộn: 3 quả...
Ngoài ra, còn có ngô ngọt, khoai lang, nước dùng xương, gia vị: ớt, sa tế, sả, bột canh, mì chính và các loại rau xanh như: ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua, bún và mì tôm.
2. Cách nấu lẩu thập cẩm ngon: Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Thịt bò thái mỏng; tôm, mực, ngao rửa sạch, mực thái miếng. Tất cả xếp lên đĩa.
Nấm kim châm, đậu bắp, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau diếp nhặt rồi rửa sạch và để ráo sau đó xếp ra đĩa. Đậu phụ cắt miếng thái mỏng.
Làm nước dùng lẩu thập cẩm: Phi thơm hành với chút dầu ăn; cho cà chua, sả thái mỏng vào xào sơ. Xương heo rửa sạch với muối hạt sau đó chần sơ, rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi hầm lấy nước.
Sau khoảng 30-45 phút cho nước dùng ra nồi lẩu, đập 3 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng cùng ít sa tế. Sau đó cho phần cà chua - sả vừa xào vào đun cùng.
Trong lúc chờ ninh nước dùng, chúng ta xếp tất cả các đồ ăn lên bàn, nồi lẩu để ở giữa. Ninh xương được khoảng 30 phút thì cho ngô ngọt thái lát vào ninh cùng xương. Ninh đến khi nước dùng ngọt như ý, xương mềm thì nêm bột nêm vào và đổ ra nồi nấu lẩu.
Bật bếp, đun nồi nước dùng cho sôi lại rồi sau đó thả ngao, thịt gà, ngô ngọt, ít nấm vào trước. Khi các nguyên liệu chín rồi mới nhúng rau và các thực phẩm còn lại.
Lưu ý khi làm lẩu thập cẩm: Nguyên liệu nhúng lẩu phải tươi, ngon. Khi nhúng lẩu, cần đợi các nguyên liệu chín hết rồi mới thưởng thức. Chẳng hạn như nấm, nhiều người có thói quen chỉ nhúng một lát rồi ăn, nấm chưa kịp chín rất độc hại. Cần chờ cho nấm đổi màu sang màu trong hơi đục là được. Hoặc khi thả thịt gà vào, đợi chín rồi mới nhúng thêm rau và các thực phẩm khác thì ăn mới không gây tiêu chảy. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.