Quan niệm chung cho rằng khi nếp nhăn xuất hiện, đó là kết quả của tuổi già và sự mất mát collagen. Thế nhưng, bạn có biết rằng, có 4 loại nếp nhăn trên cơ thể, khi xuất hiện chính là để nhắc nhở bạn phải chú ý đến tình trạng của trái tim mình.
Mới đây, bác sĩ phẫu thuật Giang Khôn Tuấn đã chia sẻ về bệnh tim. Theo ông, sự mất mát collagen có liên quan đến quá trình lưu thông máu. Nếu máu lưu thông không tốt, collagen vốn dĩ không dễ tăng sinh lại còn mất đi. Nếp nhăn xuất hiện khi bạn còn rất trẻ cũng có nghĩa là tuần hoàn máu của bạn kém, tim lưu thông máu không tốt, và khả năng bị nhồi máu cơ tim cao hơn.
Cụ thể, bác sĩ Giang đã liệt kê 4 vị trí trên mặt, nếu có nếp nhăn thì khả năng nhồi máu cơ tim cao hơn những người khác.
|
Ảnh minh họa. |
1. Nếp nhăn vành tai: Bác sĩ cho biết, vị trí này có thể là điểm cuối của tuần hoàn, nếu có nếp nhăn ở đây thì rõ ràng tuần hoàn máu toàn thân đang ở trạng thái không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn những người khác.
2. Nếp nhăn sọc ngang ở gốc mũi: Bác sĩ giải thích rằng khi mất collagen thì da mỏng hơn, nếp nhăn sẽ dễ nhìn thấy hơn, nếu chúng xuất hiện ở gốc mũi khi bạn đang còn trẻ, bạn dễ bị tim mạch hơn người khác, cần kiểm tra thường xuyên.
3. Nhăn giữa chân mày: Nếu nếp nhăn xuất hiện ngay cả khi bạn không nhíu mày, tốt nhất là vừa đi soi da vừa đi khám tim mạch.
4. Nếp nhăn ở trán: Bác sĩ Giang đề cập đến việc một nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu, báo cáo này chỉ ra rằng nếu nếp nhăn trên trán sâu hơn hoặc nhiều hơn thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 10 lần người bình thường, vì vậy đừng nghĩ đây là các nếp nhăn đơn giản.
Đặc biệt, nếu nếp nhăn trên trán xuất hiện khi bạn còn trẻ, có thể bạn phải quan tâm nhiều hơn đến việc có vấn đề về tim mạch hay không.
|
Ảnh minh họa. |
Tất nhiên, điều này không có nghĩa, tất cả những người có 4 nếp nhăn này đều gặp vấn đề về tim, chỉ là phòng hơn chữa. Yếu tố nguy cơ lớn nhất của nhồi máu cơ tim là "hội chứng chuyển hóa", tức là huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao hoặc béo phì.
Bệnh nhồi máu cơ tim cũng có các triệu chứng điển hình và không điển hình. Các triệu chứng điển hình như lồng ngực như bị một viên đá lớn đè lên, tức ngực, đau ngực và khó thở, thường xảy ra khi vận động hoặc hoạt động, do mức tiêu thụ oxy của cơ tim tăng lên, rất dễ gây nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng không điển hình khó nhận biết hơn, có thể là đau răng, đau vai và lưng, hoặc buồn nôn và nôn mửa giống như các triệu chứng tiêu hóa. Đó là do các dây thần kinh cảm giác liên quan đến tim đôi khi không phân biệt được. Ban đầu các triệu chứng sẽ khó phân biệt, nhưng khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chúng sẽ trở nên rõ ràng.
Đồng thời, bác sĩ cũng khuyên mọi người khi bị huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao và có bất kỳ triệu chứng đau nào ở trên cơ hoành hay thậm chí là vùng bụng trên thì hãy nghĩ, nó có thể liên quan đến nhồi máu cơ tim, đi khám ngay trước khi quá muộn.