Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, formaldehyde là một hóa chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt...Ngoài ra, formaldehyde còn có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm. (Ảnh: 39health, minh họa)Khi đi vào cơ thể, nó gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư.Ngoài ung thư vòm họng, lượng lớn formaldehyde đi vào cơ thể có khả năng gây ung thư máu. Điều này giải thích những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với formaldehyde như xưởng giày, xưởng dầu, xưởng hóa chất...có xác suất mắc ung thư máu cao hơn.Thời gian gần đây, nhiều tin bài khuyến cáo lạc, mì không để trong tủ lạnh bởi có khả năng sản sinh formaldehyde. Ăn nhiều thực phẩm chứa formaldehyde làm tăng nguy cơ ung thư.Thực tế, mì tươi, bún tươi là món ăn ưa thích của người Trung Quốc. Mì có chứa thành phần formaldehyde nhưng chất này trong bột mì không gây hại sức khỏe. Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh cũng không thể giải phóng formaldehyde.Tương tự, bảo quản lạc trong tủ lạnh cũng không giải phóng formaldehyde. Nguyên nhân bởi nhiệt độ thấp trong tủ lạnh không thích hợp cho quá trình sản sinh và bay hơi của chất này.Bảo quản mì hay lạc vào tủ lạnh không giải phóng formaldehyde. Tuy nhiên, bạn cần hết sức chú ý khi mua bún hay mì tươi. Nguyên liệu chính của các loại mì bún là khoai tây, củ dong và khoai lang. Những củ này đều giàu giá trị dinh dưỡng song thời gian sử dụng ngắn. Để không thiệt hại, nhiều tiểu thương sẽ ngâm mì với formaldehyde giúp kéo dài thời gian bảo quản thành phẩm.Để phân biệt chính xác bún mì có ngâm formaldehyde hay không rất khó. Dù vậy, bạn có thể tham khảo màu sắc bên ngoài của chúng. Bún “sạch” thường sớm bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên sẽ có màu vàng sậm, không có ánh sáng trắng. Trong khi đó, bún ngâm formaldehyde có xu hướng giòn hơn, trông trắng sáng bắt mắt.Với mì khô, sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì. Trong khi đó, mì tẩm formaldehyde sẽ lâu chín, sợi cũng dai hơn.Trong cuộc sống, tiếp xúc với formaldehyde thường xuyên gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ mang thai tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài có thể gây sảy thai, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.Trẻ em tiếp xúc nhiều với formaldehyde cũng dễ đối diện tình trạng hen suyễn, khó chịu vùng cổ họng, buồn nôn, nôn và ho. Ngay cả với người trưởng thành khỏe mạnh, tiếp xúc nhiều với formaldehyde có thể gây rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.Để giảm mối nguy sức khỏe từ formaldehyde, điều quan trọng nhất là giữ môi trường sống luôn được thông thoáng. Phương pháp này được đánh giá cao hơn cách trồng cây xanh, dùng than hoạt tính, trà túi lọc hay vỏ bưởi để hấp thụ formaldehyde. Mời độc giả xem thêm video: Khuyến cáo khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir. (Nguồn video: THĐT)
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, formaldehyde là một hóa chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt...Ngoài ra, formaldehyde còn có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm. (Ảnh: 39health, minh họa)
Khi đi vào cơ thể, nó gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư.
Ngoài ung thư vòm họng, lượng lớn formaldehyde đi vào cơ thể có khả năng gây ung thư máu. Điều này giải thích những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với formaldehyde như xưởng giày, xưởng dầu, xưởng hóa chất...có xác suất mắc ung thư máu cao hơn.
Thời gian gần đây, nhiều tin bài khuyến cáo lạc, mì không để trong tủ lạnh bởi có khả năng sản sinh formaldehyde. Ăn nhiều thực phẩm chứa formaldehyde làm tăng nguy cơ ung thư.
Thực tế, mì tươi, bún tươi là món ăn ưa thích của người Trung Quốc. Mì có chứa thành phần formaldehyde nhưng chất này trong bột mì không gây hại sức khỏe. Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh cũng không thể giải phóng formaldehyde.
Tương tự, bảo quản lạc trong tủ lạnh cũng không giải phóng formaldehyde. Nguyên nhân bởi nhiệt độ thấp trong tủ lạnh không thích hợp cho quá trình sản sinh và bay hơi của chất này.
Bảo quản mì hay lạc vào tủ lạnh không giải phóng formaldehyde. Tuy nhiên, bạn cần hết sức chú ý khi mua bún hay mì tươi. Nguyên liệu chính của các loại mì bún là khoai tây, củ dong và khoai lang. Những củ này đều giàu giá trị dinh dưỡng song thời gian sử dụng ngắn. Để không thiệt hại, nhiều tiểu thương sẽ ngâm mì với formaldehyde giúp kéo dài thời gian bảo quản thành phẩm.
Để phân biệt chính xác bún mì có ngâm formaldehyde hay không rất khó. Dù vậy, bạn có thể tham khảo màu sắc bên ngoài của chúng. Bún “sạch” thường sớm bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên sẽ có màu vàng sậm, không có ánh sáng trắng. Trong khi đó, bún ngâm formaldehyde có xu hướng giòn hơn, trông trắng sáng bắt mắt.
Với mì khô, sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì. Trong khi đó, mì tẩm formaldehyde sẽ lâu chín, sợi cũng dai hơn.
Trong cuộc sống, tiếp xúc với formaldehyde thường xuyên gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ mang thai tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài có thể gây sảy thai, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Trẻ em tiếp xúc nhiều với formaldehyde cũng dễ đối diện tình trạng hen suyễn, khó chịu vùng cổ họng, buồn nôn, nôn và ho. Ngay cả với người trưởng thành khỏe mạnh, tiếp xúc nhiều với formaldehyde có thể gây rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
Để giảm mối nguy sức khỏe từ formaldehyde, điều quan trọng nhất là giữ môi trường sống luôn được thông thoáng. Phương pháp này được đánh giá cao hơn cách trồng cây xanh, dùng than hoạt tính, trà túi lọc hay vỏ bưởi để hấp thụ formaldehyde.
Mời độc giả xem thêm video: Khuyến cáo khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir. (Nguồn video: THĐT)