6 tác dụng của quả chuối ít người biết
1. Cung cấp năng lượng cho não
Quả chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt giàu carbohydrate. 100g chuối chứa 21,4g đường. Chuối có hàm lượng đường cao nhất trong số các loại trái cây.
Glucose là một nguồn năng lượng quan trọng cho não. Việc thiếu hụt cacbohydrat có thể cản trở việc cung cấp năng lượng cho não, dẫn đến giảm khả năng suy nghĩ và tập trung.
2. Ngăn ngừa táo bón
100g chuối chứa 1,1g chất xơ, đây là loại chất xơ không hòa tan, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều oligosaccharid có tác dụng tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Chuối là loại trái cây hoàn hảo cho những ai quan tâm đến môi trường đường ruột.
3. Giảm căng thẳng
100g chuối chứa 10mg tryptophan, tiền thân của serotonin. Serotonin là một loại hormone liên quan đến tâm trạng của con người. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, nếu ăn 1 quả chuối nó sẽ giúp điều chỉnh các dây thần kinh tự chủ.
Ngoài tryptophan, chuối rất giàu vitamin B6 và carbohydrate, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp serotonin. Đây là loại trái cây tốt nhất để giảm căng thẳng.
4. Giúp da tươi sáng
100g chuối chứa 16mg vitamin C. Ngoài việc tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, vitamin C có tác dụng ức chế sản sinh sắc tố melanin, có tác dụng chống nắng.
Vitamin C cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây ra các vết thâm nám. Chuối là loại trái cây được khuyến khích cho những người muốn có làn da trắng khỏe.
5. Giảm sưng tấy
100g chuối chứa 360mg kali. Kali là một khoáng chất hoạt động với natri để điều chỉnh hàm lượng nước trong tế bào.
Kali có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết natri, gây sưng tấy khi ăn quá nhiều muối. Trong trường hợp bạn hay ăn mặn hoặc bị sưng tấy, nên bổ sung chuối vào thực đơn mỗi ngày.
6. Phục hồi năng lượng
100g chuối chứa 0,05mg vitamin B1 và 0,04mg vitamin B2. Vitamin B1 là một carbohydrate và vitamin B2 là một chất dinh dưỡng giúp chuyển hóa năng lượng của lipid.
Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, quá trình chuyển hóa năng lượng có thể bị đình trệ. Vitamin nhóm B có tác dụng tăng cường chuyển hóa năng lượng giúp giảm mệt mỏi nhanh chóng.
Thời điểm tốt nhất để ăn chuối
- Buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất ăn chuối để ngăn ngừa táo bón. Nếu ăn chuối vào lúc này còn giúp kích thích nhu động ruột và dạ dày. Ngay cả khi không có thời gian ăn sáng, một quả chuối sẽ giúp bạn có đủ năng lượng làm việc.
Chuối rất giàu chất xơ không hòa tan, có tác dụng kích thích ruột và oligosaccharide thúc đẩy nhu động ruột, rất thích hợp làm bữa sáng cho những người bị táo bón.
- Trước khi tập thể dục
Chuối là một thực phẩm tuyệt vời trước khi tập luyện, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy đói. Nếu bạn tập khi bụng đói, các cơ sẽ bị phá vỡ để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, các axit amin thiết yếu như valine và leucine chứa trong chuối có chức năng ngăn chặn các tổn thương cơ do tập thể dục gây ra.
- Sau khi tập thể dục
Để giảm mệt mỏi sau khi tập thể dục, điều quan trọng là phải bổ sung carbohydrate sớm. Trong số các loại đường có trong chuối, fructose và glucose được hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể, khiến chúng trở thành chất dinh dưỡng hoàn hảo sau khi tập luyện.
Chuối cũng rất giàu vitamin B6, nó tham gia vào quá trình tổng hợp protein của cơ thể. Tiêu thụ chuối và thực phẩm giàu protein có thể giúp sửa chữa tổn thương cơ.
Ăn thế nào để tận dụng hết chất dinh dưỡng của chuối?
- Ăn chuối chưa chín
Chuối chưa chín, vỏ còn xanh rất giàu tinh bột kháng. Vì tinh bột kháng là loại tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng. Thay vào đó, nó đi qua hệ tiêu hóa một phần hoặc toàn bộ. Nó không thể tiêu hóa ở ruột non mà đi thẳng xuống ruột già và lên men tại đây, trở thành thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột.
Tinh bột kháng sẽ biến mất khi chuối chín. Vì vậy, nếu muốn tận dụng những có những lợi ích cho đường ruột, bạn nên ăn chuối chưa chín.
- Ăn với sữa chua và mật ong
Vì chuối giàu chất xơ và oligosaccharide, có lợi cho việc gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột nên cách tốt nhất là kết hợp nó thêm với sữa chua, pho mát và những thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn tốt.
Ngoài ra, axit gluconic có trong mật ong có tác dụng làm tăng vi khuẩn bifidobacteria.
- Ăn chuối chín
Chuối chín rất giàu polyphenol, có đặc tính chống oxy hóa. Nếu chọn những loại có đốm nâu trên vỏ, bạn có thể nhận được nhiều polyphenol cho cơ thể hơn.
Chuối chín có hạn sử dụng ngắn, nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để dùng được lâu hơn. Bạn có thể dùng chuối đông đá để làm sinh tố hoặc kem.
- Ăn chuối nướng hoặc làm nóng
Một số nghiên cứu xác nhận rằng, lượng oligosaccharide dồi dào trong chuối tăng lên khi chúng được làm nướng hoặc đun nóng. Oligosaccharid có tác dụng điều chỉnh môi trường ruột, nếu bị táo bón hoặc có vấn đề về đường ruột, hay đơn giản muốn bảo vệ ruột, bạn có thể ăn một quả chuối được làm nóng.
Bạn cũng có thể thêm chuối chín vào các món bánh khác nhau, hoặc sử dụng chuối làm nóng làm sinh tố.