|
Bạn sẽ làm thế nào khi bố mẹ chồng luôn muốn can thiệp vào cuộc sống riêng của vợ chồng bạn? (Ảnh: ITN).
|
Bạn sẽ làm thế nào khi bố mẹ chồng muốn can thiệp vào cuộc sống riêng của vợ chồng bạn? Và làm thế nào để bạn giải quyết vấn đề này mà không tạo ra thêm xung đột hoặc sự chia rẽ?
Karin Gregory, cố vấn của Gia đình tại Canada chia sẻ rằng, cô thường xuyên nhận được cuộc gọi từ những người gặp khó khăn với vấn đề kể trên, từ rắc rối nhỏ cho đến những khúc mắc lớn, các gia đình ở khắp mọi nơi đều cảm thấy căng thẳng do mối quan hệ không lành mạnh.
Dưới đây là một số giải pháp do Gregory và các chuyên gia khác khuyên bạn nên nhớ khi vướng vào cuộc xung đột với bố mẹ chồng.
Hôn nhân luôn được đặt lên hàng đầu
|
Có những lúc, với tư cách là một cặp vợ chồng, bạn phải thỏa hiệp dù không thực sự đồng tình với bố mẹ. (Ảnh: ITN).
|
Vì bạn và bạn đời đều phải rời xa cha mẹ và gắn bó với nhau, nên rõ ràng là bạn có một ưu tiên mới: Cuộc hôn nhân của mình. Khi ở với bố mẹ chồng hoặc ở riêng, hai người phải luôn quan tâm đến nhau trước tiên.
Nếu gặp phải tình huống mà bạn có vấn đề với bố mẹ chồng trong khi chồng bạn không nhìn thấy hoặc không thừa nhận điều đó, Gregory khuyên bạn nên lùi lại một bước và tự hỏi bản thân xem vấn đề thực sự là gì.
Nói với chồng bạn rằng: “Hình như anh không nghe thấy em nói gì cả?”, sau đó giải thích tình huống và cảm giác của bạn. Ví dụ: “Mỗi lần mẹ anh đến, bà ấy đều liếc nhìn em và đánh giá xem em có chăm sóc đủ tốt cho anh hay không, điều đó khiến em cảm thấy như mình đang bị giám sát quá mức.”
Theo Gregory, điều quan trọng là phải duy trì sự đoàn kết. Chính sự đoàn kết sẽ giúp bạn trải nghiệm tốt hơn mối quan hệ vợ chồng lành mạnh. Nhưng đoàn kết không phải lúc nào cũng có nghĩa là hòa hợp. Có những lúc, với tư cách là một cặp vợ chồng, bạn phải thỏa hiệp dù không thực sự đồng tình với bố mẹ.
Ranh giới là cần thiết
Gregory giải thích: “Ranh giới lành mạnh là sự tôn trọng, rõ ràng và bền vững”. Bố mẹ chồng không thù hận hay ác ý với bạn. Bạn cũng không đặt ra ranh giới để đáp trả những người đã làm tổn thương mình. Thay vào đó, bạn đặt ra ranh giới để bảo vệ bản thân và mối quan hệ hôn nhân.
“Khi chúng ta chấp nhận hành vi xấu của người khác, thực ra chúng ta đang củng cố hành vi đó và khuyến khích họ lặp lại... Mặc dù đôi lúc bạn cảm thấy khó xử nhưng tình yêu đòi hỏi chúng ta phải vạch ra ranh giới về cách đối xử có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được”, Gregory nói.
Chịu trách nhiệm về phản ứng của mình
Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng trong một thời điểm xung đột, bạn có thể khó nhớ được mình phải chịu trách nhiệm về việc gì. Gregory gợi ý khi gặp vấn đề với bố mẹ chồng, có hai cách giải quyết: phản ứng và đối phó.
Phản ứng là khi bạn đáp lại ngay lập tức cùng với sự sợ hãi hoặc tức giận. Ví dụ, mẹ chồng khéo léo hoặc không khéo léo nói với bạn rằng bạn đang làm sai và bạn phản ứng mà không cần suy nghĩ.
Đối phó nhanh là khi bạn dành một chút thời gian, xem xét hàm ý của điều bạn sắp nói và trình bày một cách duyên dáng. Bạn có thể nói với chồng: “Điều này không hiệu quả với chúng ta. Chúng ta cần một kế hoạch mới”, và sau đó cùng nhau tìm ra điều gì có lợi cho cả hai người.
Gregory nói: “Biết trước những gì bạn muốn cho phép bạn đưa ra kế hoạch với bố mẹ chồng một cách bình tĩnh để tránh những phản ứng tiêu cực”.
Điều quan trọng nữa là không chỉ chuẩn bị sẵn câu trả lời của riêng bạn mà còn phải xem xét liệu lời nói và nhận xét của bạn có tạo ra bầu không khí thù địch hay không. Hãy tự hỏi “Mình có đang khiến bản thân hoặc người khác phải phản ứng hoặc thất vọng không?”
Trong cuốn sách “Vũ điệu của mẹ chồng”, tác giả Annie Chapman khuyên các con dâu và mẹ chồng (cũng như con rể và bố vợ) hãy tự hỏi mình ba câu hỏi trước khi nói:
- Những điều tôi sắp nói có đúng không?
- Nó có tử tế không?
- Có cần thiết không?
Mẹo này giúp bạn làm chủ lời nói của mình và tạo ra một môi trường dễ chịu, nơi không ai cảm thấy bị tấn công hoặc coi thường.